Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy thận là một bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi được chẩn đoán mắc bệnh suy thận, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Vậy suy thận có ăn được rau muống không?
Rau muống là một trong loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ rau muống và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng bệnh nhân bị suy thận không nên ăn loại thực phẩm này để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy người bệnh bị suy thận có ăn được rau muống không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc tìm câu trả lời cho vấn đề trên.
Rau muống là một trong các loại rau quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt Nam với hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, trong rau muống rất giàu chất xơ, sắt và canxi. Hàm lượng chất sắt của loại rau này rất có lợi trong việc bồi bổ máu cho người bị thiếu máu. Trong khi đó, canxi có trong rau muống cũng rất có lợi cho người bị loãng xương hoặc huyết áp thấp.
Theo Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ, rau muống cũng chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể như protein, glucid, vitamin (B1, B2, C)... Những dưỡng chất này vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể, vừa giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhuận tràng và nâng cao sức khỏe toàn diện.
Ngoài ra, việc bổ sung rau muống vào thực đơn ăn uống hàng ngày còn có tác dụng trong điều trị một số vấn đề về gan, vàng da, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư… Tuy nhiên, ngoài những lợi ích rất tốt cho sức khỏe, loại rau này cũng cồn tại một số hạn chế và không phải đối tượng nào cũng có thể dùng được. Cụ thể là:
Mặc dù rau muống mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe tổng thể, nhưng cũng không nên tiêu thụ loại thực phẩm này quá nhiều. Ngoài ra, cũng cần phải lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn. Vậy suy thận có ăn được rau muống không?
Suy thận có ăn được rau muống không là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa thận khuyến cáo rằng, bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận nên kiêng hoặc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu axit oxalic, trong đó có rau muống.
Trong rau muống có chứa hàm lượng axit oxalic rất cao. Đây là chất gây ức chế quá trình hấp thu canxi và kẽm. Và trong thời gian dài, các thành phần này sẽ tồn đọng lại trong ống thận, gây suy giảm chức năng của thận và làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều rau muống có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và nước tiểu. Tình trạng này có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh suy thận trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi mật và tăng nồng độ canxi trong nước tiểu dẫn đến nhiều biến chứng xấu cho cơ thể.
Ngoài ra, những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu, cơ thể suy nhược, hư hàn thì cũng nên hạn chế ăn rau muống để ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu đi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
Ngoài việc cần phải kiêng ăn rau muống, người bệnh bị suy thận cũng hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng oxalat cao như rau dền, rau mồng tơi, rau cải xoăn, củ cải, khoai lang, đậu xanh, cần tây, bí, cà tím, cà rốt, đậu đũa… cùng với một số loại thực phẩm làm tăng lượng axit uric trong cơ thể như nấm, rau chân vịt, măng tây… Vậy bệnh nhân suy thận nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Dinh dưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chậm tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian không phải lọc máu, chạy thận. Do đó, bệnh nhân bị suy thận cần có chế độ ăn phù hợp theo đúng khuyến cáo của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Dưới đây là một số loại thực phẩm được khuyến nghị cho người bệnh suy thận, cụ thể là:
74g ớt chuông có chứa khoảng 19mg photpho, 3mg natri và 156mg kali. Đây là một loại thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng lại có hàm lượng kali thấp hơn các loại rau củ khác. Ớt chuông đỏ rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa.
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, một quả ớt chuông đỏ 74g có thể cung cấp khoảng 158% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, loại quả này cũng cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin A nhất định và giúp tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân bị suy thận.
Trong 74g bắp cải có chứa 18mg photpho, 13mg natri và 119mg kali. Loại thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin K, vitamin C và vitamin B tốt cho cơ thể. Việc tiêu thụ bắp cải thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể bạn một lượng chất xơ không hòa tan dồi dào, từ đó cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa thông qua việc thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, tránh được tình trạng táo bón, khó tiêu.
Trong một quả táo có chứa 10mg photpho, 0g natri và 158g kali. Táo là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe của người bệnh suy thận vì:
Trong 1 chén dâu tây có chứa 13g photpho, 1mg natri và 120mg kali. Đây loại trái cây vừa dễ ăn và rất tốt cho sức khỏe mọi người, đặc biệt là người bị suy thận. Bởi loại quả này có chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin B9, vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa mạnh như ellagitannin, anthocyanin. Chất anthocyanin có chức năng bảo vệ cấu trúc của tế bào và ngăn chặn các tổn thương từ gốc tự do, bao gồm cả bệnh ung thư.
Ngoài ra, người bệnh bị suy thận có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình như súp lơ, việt quất, hành tây, tỏi, lòng trắng trứng, ức gà và dầu oliu. Đây đều là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của người suy thận.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bị suy thận có ăn được rau muống không. Đối với bất kỳ bệnh lý nào, dinh dưỡng luôn là một yếu tố quan trọng có sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị cũng như khả năng bình phục của bệnh nhân. Do vậy, người bị suy thận cần xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tuân theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ cho quá trình điều trị và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com