Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ trước đến nay, nhung hươu được xem là một trong tứ đại danh dược (nhung, sâm, quế, phục) được rất nhiều người săn đón và chọn lựa để bồi bổ sức khỏe và dùng chữa bệnh, trong đó có cả những người bị huyết áp cao. Vậy người cao huyết áp dùng được nhung hươu không?
Nhung hươu có công dụng cải thiện giấc ngủ, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, giảm mệt mỏi, cải thiện hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tim mạch, phục hồi vết thương nhanh chóng, giúp xương khớp trở nên chắc khỏe, kéo dài tuổi thọ,... Nhờ những tác dụng đó mà nhung hươu rất được ưa chuộng.
Đặc biệt, có rất nhiều người quan tâm về việc “Người cao huyết áp có dùng được nhung hươu không?"
Trước khi trả lời cho thắc mắc người cao huyết áp có dùng được nhung hươu không, bạn đọc cần hiểu nguồn gốc và công dụng mà nhung hươu mang lại.
Nhung hươu hay còn có tên gọi khác là hoàng nhung mao, quan lộc nhung hay ban long châu. Nhung hươu được làm từ phần sừng non của con hươu đực từ 3 tuổi trở lên. Thông thường sừng hươu mới mọc rất mềm, lông được phủ dày bên ngoài, bên trong chứa nhiều mạch máu, mô sụn, khi chạm vào có cảm giác mịn như nhung, vì thế nên được gọi là nhung hươu.
Vào mùa hè hằng năm, sừng hươu sẽ bị rụng và đến mùa xuân năm sau sừng sẽ mọc mới trở lại. Sau 45 ngày kể từ khi mọc sừng, lúc đó sừng hươu sẽ được thu hoạch.
Có 2 loại nhung hươu được sử dụng phổ biến là huyết nhung và nhung yên ngựa. Ở Việt Nam, nhung hươu được tìm thấy chủ yếu ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Nhung hươu được đánh giá là một sản phẩm quý hiếm vì vốn dĩ trong thành phần của dược liệu này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể:
Theo Tây y, người bình thường có thể dùng nhung hươu để cải thiện giấc ngủ, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, giảm mệt mỏi, phục hồi vết thương nhanh chóng, lợi tiểu, tăng nhu động dạ dày - ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid, cải thiện hệ thống miễn dịch,...
Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung hươu có công dụng là sinh tinh, ích huyết, bổ tủy, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng gây hư tổn cơ thể, liệt dương, di tinh, vô sinh, bệnh lậu, giúp xương khớp trở nên chắc khỏe, kéo dài tuổi thọ,...
Ngoài ra, nhung hươu còn được đánh giá là một loại thuốc bổ, phòng ngừa quá trình lão hóa, chống co giật, hỗ trợ tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh ung bướu, thấp khớp,...
Theo như các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em còi xương hoặc suy dinh dưỡng có thể dùng nhung hươu để kích thích sự phát triển, giúp trẻ lớn nhanh và tăng cân đều đặn.
Nhung hươu là một loại dược liệu bổ dưỡng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe con người, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng, cần cẩn trọng và lưu ý khi sử dụng cho những người mắc bệnh.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Y học dân tộc cổ truyền Việt Nam cho biết, dùng nhung hươu phải biết dùng và dùng đúng mới tốt và cải thiện sức khỏe.
Vì thế mà Đông y cho rằng những người bị thừa cân béo phì, ho đàm, thường xuyên mệt mỏi, bị suy thận, viêm thận nặng, đặc biệt là những người cao huyết áp không được dùng nhung hươu bởi vì nếu những người này sử dụng nhung hươu có thể dẫn đến lở ngứa (nhung hươu nhạy cảm đối với người có cơ địa dị ứng).
Dưới đây là một số trường hợp cần cân nhắc kĩ trước khi dùng nhung hươu:
Như vậy, những người cao huyết áp nên hạn chế sử dụng nhung hươu, nếu dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để có một hướng dẫn cụ thể về liều lượng và liệu trình điều trị phù hợp.
Hy vọng qua bài viết người đọc đã được giải đáp thắc mắc về vấn đề “Người cao huyết áp có dùng được nhung hươu không?”. Nhung hươu tuy là một vị thuốc bổ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần sử dụng đúng liều lượng, đúng bệnh. Chính vì thế, người dùng nên kiểm tra bản thân có thích hợp sử dụng nhung hươu không để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Huyền Trinh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.