Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay dược liệu nào đều là vấn đề nhạy cảm đối với mẹ bầu, bao gồm cả kim tiền thảo. Vậy phụ nữ có thai có uống được kim tiền thảo hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Theo y học truyền thống Trung Quốc, kim tiền thảo được sử dụng trong điều trị một số vấn đề sức khỏe như sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh viêm khớp và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên đối với phụ nữ có thai có uống được kim tiền thảo hay không?
Những ai quan tâm thì chắc hẳn biết kim tiền thảo là thành phần nổi tiếng trong các bài thuốc Nam điều trị bệnh sỏi thận. Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium và còn được người dân tùy vùng miền gọi với những cái tên khác như là đồng tiền lông, mắt trâu hay vẩy rồng.
Đây là loài cây thảo, mọc bò, cao khoảng 40 - 80cm. Ngọn non dẹt, màu trắng và phủ lông tơ trắng. Lá kim tiền thảo mọc so le, gồm 1 hoặc 3 lá chét tròn dài 2,5 đến 4,5cm. trong đó lá chét giữa hình mắt chim còn các lá chét bên có thể hình mắt chim hoặc bầu dục. Mặt trên của lá nhẵn và có màu lục, trong khi đó mặt dưới lá thì mềm và có lớp lông trắng bạc. Cũng nhờ vào đặc điểm của lá kim tiền thảo mà giúp nhận dạng loài cây này dễ dàng hơn. Hoa của vẩy rồng thường có màu hồng, hay mọc thành chùm ở ngọn, phủ đầy lông mềm và trắng mịn. Quả hơi cong hình cung, có hạt nhỏ và giữa các hạt thắt lại. Được biết hoa kim tiền thảo thường nở rộ vào tháng 6-9 và sau đó từ tháng 9-10 thì kết trái.
Cây kim tiền thảo thích hợp phát triển ở môi trường nóng ẩm và ẩm mát, đất ít chua nên được trồng vùng đất sườn đồi và trung du. Cây được thu hoạch chủ yếu vào mùa hè - thu vì lúc này có nhiều hoa và lá. Hai bộ phận này cũng là thành phần sử dụng để làm thuốc chủ yếu. Kim tiền thảo là vị thuốc có vị ngọt, tính hàn và thường dùng để chữa các chứng bệnh sỏi mật, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu,...
Từ xưa đến nay, kim tiền thảo đã nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu và được ứng dụng phổ biến là bào chế thành thuốc từ dược liệu. Dưới đây là một số lợi ích mà kim tiền thảo mang lại.
Như đã nêu trên, thành phần flavonoid trong kim tiền thảo là một loại hợp chất có tính chất chống viêm và chống oxy hóa. Qua đó, các flavonoid có thể giảm viêm và làm giảm tổn thương mô trong niệu quản do sỏi thận gây ra. Bên cạnh đó, kim tiền thảo cũng chứa saponin, đây là một loại chất có tính chất kháng viêm và chống vi khuẩn hiệu quả. Vì thế saponin có thể giúp làm giảm viêm và giảm nguy cơ nhiễm trùng trong niệu quản. Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy kim tiền thảo có khả năng làm giảm tạo sỏi và kích thích quá trình loại bỏ sỏi từ thận, nó có thể giúp làm tan sỏi nhỏ và làm giảm nguy cơ tắc nghẽn niệu quản.
Tương tự, một số thành phần trong kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu. Thành phần polysaccharide giúp tăng cường chức năng thận và kích thích quá trình lọc máu và tiết nước tiểu. Trong khi đó saponin có khả năng kích thích sự tiết nước tiểu và giúp loại bỏ chất thải và chất cặn bã qua niệu quản. Hay flavonoid trong kim tiền thảo cũng có khả năng tăng cường chức năng thận và kích thích quá trình tiết nước tiểu. Tuy nhiên, nhờ tác dụng lợi tiểu này mà có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của nhiều người do thường xuyên đi tiểu vào ban đêm.
Một số nghiên cứu cho thấy kim tiền thảo có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các bài thuốc từ kim tiền thảo có thể giúp giảm cholesterol và huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như đột quỵ và đau thắt ngực.
Mặc dù kim tiền thảo rất được quan tâm và ưa chuộng nhờ những lợi ích mang lại cho sức khỏe con người, nhưng đối với các đối tượng đặc biệt như bà bầu sử dụng dược này liệu có an toàn cho thai nhi và mẹ. Đáp án cho việc Phụ nữ có thai có uống được kim tiền thảo hay không ở đây là gì?
Trong y học truyền thống Trung Quốc, kim tiền thảo đã được sử dụng trong thực hành lâm sàng cho phụ nữ mang thai nhưng vẫn cần thêm nghiên cứu để xác định rõ ràng về tác dụng và an toàn của nó trong tình huống này. Và hiện nay cũng chưa có đủ thông tin cũng như nghiên cứu đủ lớn để đánh giá an toàn của kim tiền thảo trong thai kỳ. Do đó, việc sử dụng kim tiền thảo cho phụ nữ mang thai cần được thực hiện cẩn thận và dưới sự giám sát của các y bác sĩ. Trong trường hợp cần sử dụng kim tiền thảo trong thai kỳ, bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố như tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và nguy cơ có thể xảy ra để đưa ra quyết định phù hợp.
Điều đặc biệt cần lưu ý ở các mẹ bầu đó là trước khi sử dụng kim tiền thảo hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể và hướng dẫn đúng.
Như vậy, các thông tin vừa rồi đã giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề phụ nữ có thai có uống được kim tiền thảo không. Không chỉ riêng thai phụ, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng, người dùng trước tiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Xem thêm: