Máu nhiễm mỡ là là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh khác. Việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa và kiểm soát mỡ máu cao. Tham khảo ngay thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ trong bài viết dưới đây.
Một chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối có thể làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ ở nhiều người. Để kiểm soát mỡ máu trong cơ thể, người bệnh cần lựa chọn thực phẩm cũng như hạn chế các thực phẩm không nên và điều chỉnh lại cách ăn uống khoa học. Bài viết sau sẽ gợi ý cho bạn thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ.
Tìm hiểu chung về bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ hay còn được biết đến là một tình trạng rối loạn lipid máu, cụ thể là có quá nhiều chất béo trong máu. Các chất béo chính trong máu là cholesterol và triglycerid. Khi xuất hiện quá nhiều cholesterol trong máu, nó có thể tích tụ trong động mạch và gây xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch là một tình trạng mà các động mạch bị thu hẹp do mảng bám, hậu quả có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác như đi ngoài ra mỡ màu váng. Kèm với đó là khi có quá nhiều triglyceride trong máu, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mỡ máu cao trong cơ thể, trong đó yếu tố lối sống ảnh hưởng một phần không nhỏ, bao gồm:
Chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, là một trong những yếu tố nguy cơ chính của mỡ máu cao. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ, kem, bơ và các sản phẩm từ sữa khác. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong bắp rang bơ, bánh quy, khoai tây chiên, đồ uống có ga,...
Lười vận động cũng là một yếu tố nguy cơ của mỡ máu cao. Tập thể dục thường xuyên giúp đốt cháy calo và giảm lượng chất béo trong cơ thể.
Thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý, trong đó có mỡ máu cao.
Ngoài ra, các đối tượng có nguy cơ mỡ máu cao như người ít vận động, hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia, yếu tố di truyền,...
Gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ
Sau đây là thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa giúp kiểm soát mỡ máu tốt. Khẩu phần ăn cần đáp ứng những tiêu chí như sau:
Năng lượng: 30 - 35 kcal/kg cân nặng/ngày.
Chất béo: 15 - 20% tổng năng lượng. Nên dùng các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu hạt cải, dầu hướng dương,…
Chất đạm: 13 - 20% tổng năng lượng. Gồm protein có nguồn gốc động vật và thực vật như thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt cá nạc và đậu đỗ,...
Chất bột đường: 60 - 65% tổng năng lượng. Nên dùng các loại ngũ cốc nguyên cám và chế biến thô như bánh mỳ đen, gạo lứt,…
Chất xơ: Khoảng 14g/1000 kcal tương đương 300 - 400g rau hoặc 200g quả chín;
Vitamin và chất khoáng: Theo nhu cầu khuyến nghị.
Lưu ý trong chế độ ăn: Lượng rau, củ có thể thay thế và có cách chế biến tùy thuộc vào sở thích của bản thân. Và ưu tiên chế biến các món ăn bằng cách luộc, hấp; hạn chế các món chiên xào, rán, nướng.
Thứ 2, Thứ 5
Buổi sáng: 1 ly sữa ít đường 200ml, bánh mì nguyên cám.
Bên cạnh một chế độ ăn uống lành mạnh, để phòng ngừa rối loạn mỡ máu hiệu quả thì cần tuân thủ những điều sau:
Tập thể dục thường xuyên: Tối thiểu 30 phút tập thể dục vừa phải hầu hết các ngày trong tuần.
Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì: Giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể có thể giúp giảm đáng kể cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Kiểm soát huyết áp ở mức bình thường và tránh hạ huyết áp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm cả mỡ máu cao.
Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm cả mỡ máu cao.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ. Để cải thiện tình trạng mỡ máu, người bệnh cần kết hợp một sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học và khám sức khỏe định kỳ theo tư vấn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm