Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý khá phổ biến ngày nay. Bởi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nếu rối loạn mỡ máu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Máu nhiễm mỡ là hiện tượng rối loạn trong quá trình chuyển hóa lipid máu xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay, bệnh lý đang dần có xu hướng trẻ hóa. Để phòng tránh bệnh, bạn cần phải hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh.
Máu nhiễm mỡ, còn được gọi là mỡ máu cao hoặc rối loạn lipid máu, thường dẫn đến mức tăng của các hợp chất mỡ trong hệ thống tuần hoàn. Thông thường, máu luôn chứa một lượng nhất định các hợp chất mỡ. Bệnh lý này thường được đánh giá thông qua các chỉ số xét nghiệm như triglycerid, cholesterol…
Khi mắc bệnh máu nhiễm mỡ, các chỉ số này sẽ vượt quá mức bình thường. Chỉ số cholesterol cao thường là đặc điểm chung của tình trạng rối loạn mỡ máu.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ thường liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày, khi tiêu thụ quá nhiều chất béo mà cơ thể không thể tiêu hóa hết. Các thực phẩm đứng đầu trong danh sách này bao gồm:
Sau khi ăn, khoảng từ 2 - 3 giờ, chất béo trong thực phẩm được hấp thụ, gây tăng mức lipid máu. Đỉnh điểm tăng mỡ máu thường xảy ra sau 4 - 6 giờ. Mức độ và thời gian tăng mỡ máu phụ thuộc vào loại chất béo mà cơ thể hấp thụ, khả năng chuyển hóa, hoạt động của ruột, hoạt tính men tiêu hóa và chuyển hóa và nhiều yếu tố khác.
Người bị béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao, do hàm lượng cholesterol xấu trong máu tăng lên trong khi hàm lượng cholesterol tổng thấp. Hơn nữa, mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở vùng bụng và các cơ quan nội tạng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của cơ thể.
Thói quen lười vận động đang trở thành một xu hướng xấu phổ biến trong giới trẻ hiện nay, đồng thời cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của bệnh máu nhiễm mỡ ở người trẻ. Thiếu vận động góp phần làm tăng hàm lượng lipoprotein xấu trong máu và giảm cholesterol tốt. Vì vậy, việc duy trì thói quen ít tập thể dục, thường xuyên ngồi hoặc nằm một chỗ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tình trạng căng thẳng tâm lý và áp lực kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra nhiễm mỡ máu. Đặc biệt, trong tình huống căng thẳng, cơ thể thường có xu hướng tiêu thụ thực phẩm nhiều hơn, đặc biệt là các món ngọt chứa đường hoặc thực phẩm chiên rán với nhiều dầu mỡ.
Những người thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc và làm việc mệt mỏi thường có xu hướng ít tập thể dục hơn, đồng thời có thói quen sử dụng rượu bia và chất kích thích. Vì thế nên làm gia tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu.
Ở những năm trước khi vào giai đoạn mãn kinh, trong khoảng từ 15 đến 45 tuổi, nữ giới thường có nồng độ mỡ máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, do hormone Estrogen giảm sút, quá trình chuyển hóa chất béo ảnh hưởng, dẫn đến làm tăng nồng độ cholesterol xấu và triglyceride trong máu của nữ giới. Từ đó tạo điều kiện cho nguy cơ nhiễm mỡ máu và tình trạng xơ vữa động mạch.
Người mắc các bệnh lý như rối loạn hoạt động tuyến giáp, tiểu đường,… cũng là một trong những nguy cơ làm tăng mỡ trong máu cao hơn bình thường.
Máu nhiễm mỡ thường không xuất hiện triệu chứng nào cụ thể. Tuy nhiên để nhận biết hàm lượng cholesterol LDL cao hay không, việc duy nhất là tiến hành xét nghiệm máu. Nếu không điều trị cholesterol có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong thời gian dài, gây hại cho tim và tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu hoặc bệnh nhồi máu cơ tim.
Người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng cảnh báo về đau tim hoặc dấu hiệu sớm của đột quỵ, bao gồm: Buồn nôn, khó nói, đau thắt ngực, tê hoặc yếu ở các chi, tăng huyết áp. Nếu có bất kỳ lo ngại nào về các triệu chứng đang gặp phải, người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm máu và được thăm khám kịp thời nhé!
Máu nhiễm mỡ có thể là một loại bệnh di truyền, được chia thành nhiều dạng khác nhau:
Máu nhiễm mỡ nghiêm trọng nhất liên quan đến yếu tố di truyền. Dạng tăng cholesterol máu gia đình di truyền dạng đồng hợp tử có tỷ lệ xảy ra thấp, khoảng 1 trên 1.000.000 ca sinh. Dạng dị hợp tử có tỷ lệ xảy ra cao hơn, khoảng 1 trên 300 - 1 trên 500 ca sinh. Các sự biến đổi gen thể hiện thông tin không đúng cách trên thụ thể LDL-C dẫn đến tăng đáng kể nồng độ cholesterol LDL. Hiện tượng này xuất phát từ đột biến ảnh hưởng thụ thể LDL-C.
Đối với máu nhiễm mỡ kết hợp có tính chất gia đình, ở dạng không bình thường này, thường có tăng nồng độ LDL cholesterol (tuy không cao như tăng cholesterol máu gia đình dạng dị hợp tử) và thường có giảm nồng độ HDL cholesterol.
Máu nhiễm mỡ là kết quả của sự mất cân bằng trong hệ thống lipid trong cơ thể, bao gồm cholesterol, lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), chất béo trung tính và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Tình trạng này có thể do chế độ ăn uống không cân đối, tiếp xúc với thuốc lá hoặc có yếu tố di truyền, dẫn đến tình trạng bệnh tim mạch với các biến chứng nghiêm trọng.
Nếu không được điều trị, tình trạng máu nhiễm mỡ nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như bệnh động mạch vành (CAD), bệnh động mạch ngoại biên (PAD), gây ra các biến chứng như cơn đau tim và đột quỵ não.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung máu nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân và cách triệu chứng. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết cho bản thân về căn bệnh mỡ trong máu, đồng thời hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh hiệu quả. Đừng quên thường xuyên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe bạn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.