Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là não. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong cơ thể thấp hơn ngưỡng giá trị 70mg/dL. Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Vậy hạ đường huyết sơ sinh là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Hạ đường huyết không chỉ xảy ra ở người lớn, mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Hạ đường huyết sơ sinh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể gây tổn thương não nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Hạ đường huyết là bệnh lý thường gặp đối với trẻ sơ sinh và có thể thoáng qua trong giai đoạn đầu sau sinh. Hạ đường huyết sơ sinh là tình trạng mà mức đường huyết của trẻ giảm xuống dưới mức bình thường 2.6mmol/l. Đường huyết là nguồn năng lượng chính cho cơ thể hoạt động, đặc biệt quan trọng đối với não bộ. Khi đường huyết giảm quá mức, não bộ sẽ không nhận đủ năng lượng cần thiết, dẫn đến các triệu chứng và nguy cơ cho sức khỏe của trẻ.
Các triệu chứng của hạ đường huyết sơ sinh bao gồm:
Theo các chuyên gia, hạ đường huyết sơ sinh có thể gây tác động nghiêm trọng đến thần kinh của trẻ sau này. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hạ đường huyết sơ sinh có thể do một số nguyên nhân phổ biến gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Bên cạnh các nguyên nhân trên thì trẻ sơ sinh cũng có thể hạ đường đường huyết do hệ quả của quá trình mang thai như mẹ dùng quá nhiều insulin để kiểm soát tiểu đường thai kỳ, quá trình mang thai bổ sung kém các chất dinh dưỡng, bé bị thiếu oxy (bị ngạt) trong quá trình sinh, mẹ sử dụng một số loại thuốc như Terbutaline,...
Bố mẹ cần lưu ý các dấu hiệu của hạ đường huyết sơ sinh để có thể kịp thời phát hiện, sơ cứu tạm thời và đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Khi phát hiện trẻ bị hạ đường huyết, bố mẹ cần bình tĩnh và thực hiện các bước sau:
Lưu ý: Hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ có các triệu chứng như co giật, ngừng thở, suy hô hấp, da và môi tím tái.
Hiện nay, điều trị hạ đường huyết ở trẻ thường bao gồm cung cấp đường huyết qua việc uống thuốc hoặc tiêm truyền, theo dõi tình trạng sức khỏe, và xác định nguyên nhân cụ thể để ngăn ngừa tái phát. Việc sớm nhận biết và điều trị hạ đường huyết là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển bình thường của trẻ. Vì nếu kéo dài tình trạng hạ đường huyết sơ sinh, não sẽ bị tổn thương, ảnh hưởng sự phát triển trí não về sau của trẻ.
Để phòng ngừa hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
Nhìn chung, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là một vấn đề đáng quan ngại và cần được xử lý một cách cẩn thận. Việc nhận biết triệu chứng, hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng biện pháp xử lý đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh một cách hiệu quả.
Với những dấu hiệu của hạ đường huyết sơ sinh được chia sẻ trong bài, hy vọng đã giúp các bố mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu cũng như cách xử trí kịp thời đối với tình trạng hạ đường huyết sơ sinh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.