Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hard mewing là gì? Những lỗi sai thường gặp khi tập phương pháp này

Ngày 22/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mewing là phương pháp luyện tập giúp cải thiện được khuôn mặt mà không cần niềng răng hay trải qua bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Nhiều bạn đã lựa chọn tập phương pháp mewing và đã đạt được kết quả như mong đợi. Vậy hard mewing là gì? Phương pháp này có tác dụng gì? Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về bài tập thẩm mỹ này nhé!

Nhắc đến phương pháp thẩm mỹ không dao kéo, không thể không nhắc đến mewing. Đây là phương pháp được nhiều bạn lựa chọn với mong muốn nâng cao mũi và giúp phần xương hàm đẹp hơn. Cùng theo dõi những thông tin sau để hiểu rõ hơn về mewing, hard mewing và những lỗi sai cần tránh khi tập phương pháp này để đạt được kết quả như ý nhé!

Hard mewing là gì?

Mewing được biết đến là tư thế dùng lưỡi tựa nhẹ lên trên vòm miệng, trong khi đó, môi vẫn khép kín và các răng ở vị trí cắn khớp nhẹ. Với tư thế chuẩn này, lưỡi hầu như chỉ tựa lên trên vòm miệng, đồng thời ép lên đó một lực rất nhẹ. Tư thế này được gọi là soft mewing hay mew mềm.

Khoảng vài năm trở lại đây, trong cộng đồng những người tập mewing xuất hiện khái niệm mới là hard mewing. Vậy hard mewing là gì? Đây chính là bài tập nâng cao từ phương pháp soft mewing. Khi đã quen dần với soft mewing sau một thời gian luyện tập, bạn có thể chuyển sang các bài tập hard mewing để sớm đạt được những kết quả như mong đợi với thời gian ngắn hơn. Ở mức độ bài tập này, bạn cần phải tạo ra một lực ép lên lưỡi mạnh hơn với trí đặt của lưỡi giống như vị trí của bài tập soft mewing. Bạn có thể thực hiện việc nuốt nước bọt nhằm giúp tạo nên lực ép mạnh hơn.

Nếu tập luyện đúng cách, bạn sẽ thấy được hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt hơn so với soft mewing. Tuy nhiên, nếu bạn luyện tập sai cách, có thể xảy ra các biến chứng khá nguy hiểm như đau cơ, lệch mặt, xô răng,... Vì thế, nếu chưa thật sự hiểu về phương pháp này, bạn không nên luyện tập nó.

Hard mewing 1
Hard mewing là bài tập nâng cao từ phương pháp soft mewing

Hard mewing có tác dụng gì?

Theo người đã nghiên cứu ra phương pháp mewing, giáo sư Mike Mew cho rằng, phương pháp mewing mang lại những lợi ích sau:

Thở đúng cách

Phương pháp mewing giúp cho bạn tập thở đúng cách hơn bằng mũi thay vì thở bằng miệng. Việc thở bằng miệng được xem là một trong các nguyên nhân gây khô miệng và hôi miệng. Thở bằng mũi sẽ giúp tránh được các nguy cơ mắc phải tình trạng trên, đồng thời hít thở bằng mũi cũng giúp phổi lọc không khí tốt hơn.

Cải thiện được đường nét của khuôn mặt

Nếu tập đúng phương pháp, sau một thời gian, khuôn mặt của những người tập mewing sẽ được cải thiện, cân chỉnh về thẩm mỹ hơn:

  • Đường viền của hàm sẽ sắc nét hơn.
  • Cơ mặt được nâng hơn, cái nếp nhăn được loại bỏ đồng thời giảm được sự hình thành của rãnh sâu.
  • Hàm trên phát triển lên phía trên, hàm dưới xoay theo giúp góc nghiêng được phẳng và đẹp hơn.
  • Cằm nhô hơn về phía trước làm cho khuôn mặt được hài hòa hơn.
  • Mặt lệch sẽ cân đối hơn, phần trán sẽ bớt dốc hơn,...
Hard mewing 2
Khi luyện tập mewing một thời gian, đường viền của hàm sẽ sắc nét hơn

Cơ chế hoạt động của bài tập mewing

Như chúng ta đã biết, phần xương hàm không chỉ làm một khối nguyên vẹn mà chúng được tạo thành bởi những nhóm xương và sụn tách rời nhau. Thông qua những hoạt động thường ngày như hít thở, ăn uống,... dần dần sẽ tác động làm khuôn mặt của bạn thay đổi. Phương pháp mewing cũng dựa vào cơ chế này. Trọng tâm của bài tập này là định vị lại vị trí của lưỡi. Tức là bạn sẽ sử dụng một lực đẩy của lưỡi nhằm mục đích đưa phần xương hàm trên ra phía trước và lên cao. Từ đó giúp sống mũi được cao hơn đồng thời phần xương mặt cũng trông gọn hơn.

Người luyện tập phương pháp này cho rằng nếu thực hiện đúng kỹ thuật, khuôn mặt sẽ thon gọn, đường nét sẽ sắc sảo hơn. Đồng thời cũng giúp giảm tình trạng ngáy ngủ, giảm đau hàm,... Ngoài ra, một nghiên cứu cho biết việc đặt lưỡi vào đúng vị trí của nó sẽ giúp giảm được tình trạng khớp cắn hở, rối loạn khớp cắn ở những trẻ nhỏ. Bên cạnh kỹ thuật đặt đúng lưỡi thì phương pháp này còn kết hợp việc thở đúng. Vì thế mà đây còn là phương pháp giúp cải thiện được chức năng của phổi và giảm tình trạng rối loạn nhịp thở khi ngủ.

Hard mewing 3
Nếu thực hiện đúng kỹ thuật mewing, khuôn mặt sẽ thon gọn hơn

Các bước tập mewing đúng cách

Chúng ta thường quen với việc thả lỏng lưỡi theo cách tự nhiên. Vì thế mà khi bắt đầu bài tập mewing, chúng ta sẽ cảm thấy có chút khó khăn. Tuy nhiên, khi đã kiên trì luyện tập, bạn có thể thực hiện những động tác này một cách đơn giản hơn qua từng ngày. Các bước thực hiện bài tập mewing cho những bạn mới bắt đầu bao gồm:

  • Bước 1: Giữ cơ thể ở trạng thái thả lỏng, cổ thẳng, đồng thời khép môi lại.
  • Bước 2: Đặt hàm răng dưới lùi về phía sau so với hàm răng trên, tạo nên một khoảng cách nhỏ giữa hai hàm răng. Tuyệt đối bạn không để hai hàm răng chạm vào với nhau.
  • Bước 3: Dùng lưỡi chạm nhẹ vào phần nướu ở hàm trên, cách răng cửa khoảng 1cm, không để lưỡi chạm tới phần răng cửa. Sau khi đã đặt lưỡi đúng vị trí này, bạn đẩy toàn bộ phần lưỡi còn lại áp lên vòm trên của miệng (bao gồm cả phần thân và gốc của lưỡi).
  • Bước 4: Giữ nguyên vị trí lưỡi và kết hợp với việc thở bằng mũi.

Sau mỗi lần tập, bạn cố gắng tăng dần thời gian đặt lưỡi, càng lâu sẽ càng tốt. Hãy tập luyện mỗi ngày và thường xuyên để sớm có được kết quả như mong đợi.

Đối tượng nào nên và không nên tập mewing?

Không phải ai cũng thích hợp với phương pháp mewing. Cùng tìm hiểu những đối tượng nên và không nên áp dụng phương pháp mewing như sau:

  • Đối tượng nên tập mewing: Người bị hô hàm, người có khớp cắn sâu, người có khớp cắn hở.
  • Đối tượng không nên tập mewing: Người có khớp cắn ngược, răng mọc chen chúc.
Hard mewing 4
Người có khớp cắn sâu, khớp cắn hở không nên tập mewing

Các lỗi sai khi tập mewing

Để đạt được kết quả như mong đợi khi tập mewing, bạn cần lưu ý những lỗi sai thường gặp sau để tránh mắc phải sai lầm:

Thiếu kiên nhẫn

Phương pháp mewing là bài tập dựa vào vị trí đặt lưỡi giúp cân chỉnh lại cấu trúc của xương mặt. Vì thế mà cần thời gian dài để cảm nhận được hiệu quả của nó. Một số người vì quá nôn nóng và dễ nản lòng khi không thấy được sự thay đổi của khuôn mặt sau một thời gian ngắn luyện tập nên đã bỏ cuộc sớm. Chính vì sự không kiên trì này mà dẫn đến thất bại trong phương pháp mewing. Vì thế, khi đã quyết định lựa chọn phương pháp này, bạn phải chăm chỉ luyện tập mỗi ngày và kiên trì trong thời gian dài để thấy được hiệu quả nhé!

Dùng lực ở 2 hàm răng quá nhiều

Những người mới tập phương pháp này thường có thói quen nghiến răng. Tuy nhiên, đây là hành động tạo áp lực từ lưỡi lên hàm, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng răng bị xô đẩy, tổn thương và sưng đau vùng răng và miệng. Vì thế, khi tập mewing, bạn nên thả lỏng hàm nhẹ nhàng, môi khép nhẹ để đảm bảo rằng bạn không dùng hết lực để đẩy đầu lưỡi lên phần nướu răng hàm trên dẫn đến sai kỹ thuật nhé!

Thở bằng miệng

Việc thở bằng miệng khi tập mewing có thể làm mặt bị nhô về phía trước gây chảy xệ, mũi to hơn, răng không đều, hàm và phần má bị hẹp lại,... Thở bằng mũi sẽ tốt hơn cho sức khỏe, đồng thời cũng hỗ trợ duy trì được tư thế lưỡi đúng kỹ thuật.

Đặt lưỡi sai vị trí

Điều trọng tâm nhất trong phương pháp tập mewing là kỹ thuật đặt lưỡi. Tuy nhiên, đặt sai vị trí lưỡi là lỗi mà nhiều người gặp phải nhất. Nếu như không dùng lực mà chỉ để phần đầu lưỡi chạm nhẹ vào vòm miệng sẽ không mang lại hiệu quả. Lưỡi không được đặt quá thấp, quá cao hoặc chạm vào răng. Tư thế chuẩn là bạn cần đặt toàn bộ phần lưỡi lên trên vòm miệng. Khi đó, bạn mới tác động một lực phù hợp để điều chỉnh lại phần cấu trúc của xương hàm.

Hard mewing 5
Đặt lưỡi sai vị trí khi tập mewing sẽ không mang lại hiệu quả

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn phương pháp mewing. Qua đó, bạn đã biết được hard mewing là gì, lợi ích mà phương pháp này mang lại cũng như lỗi sai thường gặp khi tập luyện để bạn tránh mắc phải. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh về tác dụng của mewing nhưng đã có nhiều người luyện tập và thành công. Vì thế, khi đã chọn mewing để luyện tập, hãy kiên trì để đạt được kết quả như ý nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm