Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hay bị tê tay chân và chuột rút là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi và những người thường xuyên giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị căn bệnh lý này.
Hay bị tê tay chân và chuột rút là tình trạng xảy ra phổ biến ở rất nhiều người. Nguyên nhân do các cơ bị co thắt đột ngột dẫn đến cơn đau dữ dội tại bắp thịt. Người bệnh sẽ bị khó cử động trong một khoảng thời gian ngắn.
Chuột rút hay còn hỏi là bị vọp bẻ, chỉ tình trạng xuất hiện cơn co rút đột ngột, mạnh và kéo dài từ vài giây đến vài phút gây đau đớn và khó chịu cho người bị. Tình trạng hay bị tê tay chân thường đi kèm chuột rút và xảy ra phổ biến vào ban đêm lúc đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.
Bên cạnh đó tình trạng chuột rút và tê tay chân còn có thể xảy ra trong lúc lao động chân tay hoặc tập thể dục, nhất là những ngày nắng nóng. Tình trạng sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đang bơi, lái xe hay ngồi cạnh bếp lửa. Nếu lâu lâu bị tê tay và chuột rút thì không sao nhưng nếu thường xuyên xảy ra với tần suất ngày càng nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc hay bị tê tay chân và chuột rút:
Đây là lý do hàng đầu dẫn đến tình trạng hay bị tê tay chân và chuột rút. Khi lượng máu để nuôi cơ thể không được cung cấp đủ, máu không thể đi đến cánh tay, bàn chân và các bộ phận khác khiến cho người bệnh bị chuột rút và tê tay chân.
Đôi khi tình trạng hay bị tê tay chân và chuột rút không thể xác định được nguyên nhân. Các cơ bắp rút lại, co rút liên tục vào ban đêm gây nên cơn co thắt khó lý giải. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng chuột rút và tê tay chân. Những người đang tiến hành lọc máu thận hoặc tuyến giáp, mắc bệnh động mạch ngoại biên, rối loạn dây thần kinh, xơ gan, nhiễm độc chì, uống nhiều rượu bia,… cũng có thể bị tê tay chân và chuột rút.
Nước chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ thể. Khi thiếu nước cơ thể sẽ mệt mỏi, suy nhược và thiếu minh mẫn. Bên cạnh đó mất nước còn khiến các ion khoáng, chất điện giải thiếu hụt, các tín hiệu điện và ion mất cân bằng, Khi đó cơ thể sẽ mất các tin hiệu cân bằng từ não dẫn đến một số cơ quan bị rối loạn nên xuất hiện tình trạng hay bị tê tay chân và chuột rút.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê tay chân và chuột rút là vì giữ lâu ở một tư thế. Khi đó các cơ sẽ bị căng ra và lúc bạn đột ngột vận động hay di chuyển thì chúng co lại bất ngờ gây ra cơn tê tay chân và chuột rút.
Tình trạng dây thần kinh bị chèn ép khi mắc thoát vị đĩa đệm, cột sống thắt lưng hẹp cũng có thể dẫn đến tê tay chân và chuột rút. Nếu là vì nguyên nhân này, người bệnh nên tập di chuyển ở tư thế cong người (như đang đẩy xe hàng) sẽ giúp đẩy lùi và ngăn ngừa sự xuất hiện của các cơn co rút.
Thời kỳ mang thai, phụ nữ thường bị thiếu kali, magie, photpho và canxi. Đồng thời với sức nặng của tử cung chèn lên mạch máu chi dưới khiến cơ thể người mẹ xuất hiện các cơn tê tay chân và chuột rút.
Bệnh nhân giãn tĩnh mạch là một trong những đối tượng thường xuyên rơi vào tình trạng tê tay chân và chuột rút. Các mạch xanh nổi lên trên da người mắc giãn tĩnh mạch không chỉ gây mất thẩm mỹ mà khi bệnh nặng còn gây ra tình trạng xuất hiện các cục máu đông trong máu dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, phổi ngạt khí hay tai biến mạch máu não.
Khi cơ thể bị thiếu hụt lượng canxi trong xương sẽ dẫn đến các khớp tiết ít dịch nhầy. Lúc này quá trình vận động gây ra đau nhức xương khớp và có thể xuất hiện trình trạng tê tay chân và chuột rút.
Người bệnh bị hạ đường huyết, thiếu máu cơ thể sẽ ốm yếu, xanh xao, suy nhược thường hay bị tê tay chân và chuột rút. Vì vậy bệnh nhân thường được khuyến cáo hạn chế di chuyển, tham gia giao thông hay bơi lội, leo cầu thang để tránh nguy hiểm tính mạng.
Nếu đang vận động mà gặp tình trạng tê tay chân và chuột rút thì đầu tiên cần giữ bình tĩnh. Tiếp theo bạn cần dừng lại tất cả các hoạt động đang làm và thả lỏng cơ thể. Hãy thả chùng chân bị chuột rút để các bắp thịt được thư giãn. Nếu có dầu nóng thì xoa lên vùng bị co rút nếu không chỉ cần mát xa nhẹ nhàng để giảm đau.
Nước là một phần quan trọng không thể thiếu đối với cơ thể. Bạn nên bổ sung cho cơ thể các loại nước giàu khoáng chất như nước dừa, nước oresol, nước chanh, nước đường muối để hạn chế nguy cơ bị chuột rút và tê tay chân, đặc biệt khi lao động cực nhọc nhất định phải bù đủ nước cho cơ thể.
Trước khi luyện tập các bài vận dụng, hãy khởi động kỹ để co giãn các cơ bắp và mạch máu. Như vậy có thể ngăn ngừa các cơn co rút và tê tay chân. Ngoài ra bạn có thể tập những bài đơn giản nhẹ nhàng để làm giảm căng bắp chuối, giúp cơ giãn nở, dẻo dai, khỏe khoắn hơn.
Bạn nên ăn nhiều rau xanh trong bữa chính, sau bữa ăn nên bổ sung thêm trái cây để hạn chế nguy cơ hay bị tê tay chân và chuột rút. Ngoài ra cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ các nhóm dưỡng chất để cơ thể mạnh khỏe đẩy lùi bệnh tật.
Các chất kích thích chứa cồn như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga là những chất không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hạn chế sử dụng chất kích thích để có một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai, từ đó đẩy lùi nguy cơ hay bị tê tay chân và chuột rút.
Hay bị tê tay chân và chuột rút là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người tuy nhiên lại không quá nguy hại. Nhưng nếu tình trạng diễn ra thường xuyên với tần suất tăng lên thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và có phác đồ điều trị hiệu quả tránh biến chứng nguy hiểm.
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.