Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Cơn đau quặn thận do bít tắc đường bài xuất niệu cao khá thường gặp trong cấp cứu hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây cơn đau quặn thận cấp (trong lòng đường bài xuất, thành đường bài xuất và nguyên nhân chèn ép từ bên ngoài). Sỏi niệu quản thường gặp nhất, chiếm tới 80% các trường hợp. Ngoài ra người ta còn gặp các cơn đau quặn thận do cục máu đông, u niệu quản, viêm, lao, chít hẹp niệu quản, u sau phúc mạc, u tiểu khung chèn ép,…
Cơn đau quặn thận là cơn đau nhói, dữ dội do rối loạn chức năng thận gây ra khi đường tiểu bị tắc nghẽn do sỏi, khối u, hoặc viêm, gây cản trở dòng chảy của nước tiểu và tạo áp lực lên đài bể thận, dẫn đến đau và căng thẳng và có gây đau thận.
Tần suất có cơn đau quặn thận trong dân số nước ta là 12% và gần 50% bị tái phát. Cơn đau quặn thận xảy ra khi có sự gia tăng áp lực do sự tắc nghẽn cấp tính của niệu quản gây kích thích các thụ thể thần kinh tại bao thận, bể thận và một số ít ở niệu quản đoạn trên.
Bít tắc đường bài xuất niệu cao bao gồm bít tắc cấp, mạn tính và bít tắc từng đợt. Cơn đau quặn thận là một hội chứng trong bít tắc cấp tính (không phải một bệnh), thường xuất hiện đột ngột, dữ dội, xuất phát từ hố thận lan dọc xuống dưới, ra trước tới vùng bẹn, bìu, bộ máy sinh dục.
Những triệu chứng của cơn đau quặn thận bao gồm:
Hiểu rõ hơn về triệu chứng: Đau thận ở vị trí nào? Nguyên nhân và cách giảm đau
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến cơn đau quặn thận bao gồm:
Co thắt niệu quản thứ phát sau các nguyên nhân ngoại sinh như: Tại ruột (viêm ruột thừa, viêm túi thừa, bệnh Crohn’s), bệnh phụ khoa, nguyên nhân sau phúc mạc, mạch máu (phình động mạch chủ, niệu quản nằm sau tĩnh mạch chủ), ung thư, bệnh huyết học, biến chứng sau mổ.
Nhận biết nguyên nhân: Nhận biết cơn đau do sỏi thận thông qua biểu hiện đặc trưng
Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/09/20215 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu.
Phác đồ điều trị nội khoa, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nguyên nhân chính của cơn đau quặn thận là sỏi thận. Tuy nhiên, nó cũng có thể do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, hội chứng khúc nối, tắc nghẽn do cục máu đông từ u thận hay hệ niệu, hoại tử gai thận, giảm co bóp niệu quản do viêm đài bể thận.
Không phải lúc nào cơn đau quặn thận cũng liên quan đến sỏi thận, nhưng sỏi thận là nguyên nhân thường gặp. Ngoài sỏi thận, cơn đau quặn thận còn có thể do các nguyên nhân khác như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, hẹp đường tiết niệu, hoặc các khối u gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Một số bệnh lý như viêm bể thận hay tắc nghẽn niệu quản do cục máu đông cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự.
Xem thêm thông tin: Nhận biết cơn đau do sỏi thận thông qua biểu hiện đặc trưng
Cơn đau quặn thận điển hình thường có các đặc điểm rõ ràng như đau quặn thắt, đau dữ dội bắt đầu ở lưng dưới và lan xuống bụng dưới hoặc háng, với các triệu chứng đi kèm như tiểu máu, buồn nôn, sốt. Cơn đau quặn thận không điển hình thường có triệu chứng nhẹ ở vùng thắt lưng và có thể thoáng qua, vị trí đau có thể không xác định rõ ràng, cảm giác đau có thể không quặn thắt và thiếu các triệu chứng đi kèm điển hình.
Xem thêm thông tin: Phân biệt cơn đau quặn thận điển hình và không điển hình
Có, cơn đau quặn thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể tử vong. Khoảng 12% nam giới và 6% nữ giới bị một hoặc nhiều viên sỏi tiết niệu gây ra đau quặn thận. Nếu không được điều trị, bạn sẽ phải đối diện với các biến chứng như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, giãn bể thận không hồi phục, thận ứ nước, suy thận.
Để chẩn đoán cơn đau quặn thận, bác sĩ thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh và khám lâm sàng cho bạn. Sau đó, bác sĩ chỉ định các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, X-quang bụng, hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) thường được thực hiện để xác định kích thước, vị trí của sỏi thận và mức độ tắc nghẽn. Ngoài ra xét nghiệm nước tiểu cũng có thể giúp phát hiện máu hoặc dấu hiệu nhiễm trùng.
Hỏi đáp (0 bình luận)