Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hiện tượng hơi thở nóng do đâu? Làm sao để hết thở nóng?

Ngày 30/10/2022
Kích thước chữ

Khi thở ra mà có dấu hiệu hơi thở nóng hơn bình thường thì bạn đừng chủ quan, rất có thể đó là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

Bạn đang gặp phải triệu chứng hơi thở nóng mà không rõ nguyên nhân? Việc thở ra hơi nóng bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ về hiện tượng này để có cách điều trị kịp thời.

Khi thở ra mà có dấu hiệu hơi thở nóng hơn bình thường thì có thể đó là triệu chứng của một bệnh lý nào đó Hơi thở nóng hơn bình thường có thể đó là triệu chứng của một bệnh lý nào đó

Hơi thở nóng là bệnh gì?

Thân nhiệt trung bình của người bình thường từ 36 đến 37 ° C, hơi thở ra có độ ấm. Vậy, hơi thở nóng là căn bệnh gì? Nếu hơi thở của bạn bị nóng, có thể là do những nguyên nhân dưới đây:

Tình trạng nóng trong người dẫn đến thở nóng

Nguyên nhân chính gây ra hơi thở nóng là do bạn đang gặp phải tình trạng nóng trong người. Ngoài ra, bạn có thể có các triệu chứng khác như: Da bị nổi mẩn ngứa hoặc nổi mụn nhọt, môi nứt nẻ, hơi thở có mùi và nóng, thường xuyên đổ mồ hôi, lúc nào cũng cảm thấy nóng nực khó chịu, mất ngủ, nước tiểu sậm màu.

Nguyên nhân gây nóng trong người dẫn đến người mệt mỏi, hơi thở nóng:

  • Khả năng thải độc của gan suy giảm khiến chất độc tích tụ trong cơ thể gây nóng trong người.
  • Uống không đủ nước, sử dụng rượu bia và các chất kích thích, ăn nhiều đồ cay, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt có ga, ăn trái cây có lượng đường cao khiến cơ thể sinh nhiều nhiệt trong quá trình chuyển hóa.
  • Làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao, quần áo không thông thoáng có thể gây nóng trong người.
  • Các bệnh như tiểu đường, các vấn đề về thận và tim, phụ nữ mang thai, huyết áp cao và sốt cũng có thể gây nóng trong người.
  • Một số loại thuốc theo toa, chẳng hạn như thuốc an thần, thuốc nước, thuốc kháng histamine, thuốc chẹn beta, thuốc nhuận tràng và thuốc dùng để điều trị bệnh tâm thần hoặc bệnh Parkinson có thể làm tăng nguy cơ nóng trong người.

Hơi thở nóng có phải là sốt không? Như đã đề cập ở trên, sốt là một trong những nguyên nhân gây nóng trong người khiến hơi thở nóng. Trên thực tế, vẫn có một số trường hợp hơi thở nóng nhưng không sốt. Lúc này, bạn cần kiểm tra lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để tìm ra nguyên nhân. Nếu cần, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.

Sốt là một trong những nguyên nhân gây nóng trong người khiến hơi thở nóng Sốt là một trong những nguyên nhân gây nóng trong người khiến hơi thở nóng

Hơi thở nóng có thể là dấu hiệu sớm của các bệnh đường hô hấp

Hệ hô hấp là mạng lưới các cơ quan và mô giúp bạn thở, làm ấm không khí để phù hợp với nhiệt độ cơ thể, vận chuyển oxy đến các tế bào cơ thể và loại bỏ các khí thải như carbon dioxide và nước, bảo vệ đường hô hấp khỏi các chất độc hại và kích ứng từ môi trường xung quanh.

Do đó, bất kỳ vấn đề nào xảy ra với hệ hô hấp đều có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Các bệnh về đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thở ra nóng mũi hay mũi thở ra hơi nóng, có thể kể đến như: Viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, viêm cấp tính vùng hầu họng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơi thở nóng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi.

Nếu bạn có triệu chứng bất thường này mà không rõ lý do, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán sớm. Nếu đây là dấu hiệu ban đầu của bệnh đường hô hấp thì cần điều trị sớm để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nặng hơn.

Cách điều trị hiệu quả tại nhà tình trạng hơi thở nóng

Nếu hơi thở nóng là do bạn bị nóng trong người, bạn có thể thực hiện một số điều sau đây:

  • Nới lỏng, cởi bớt quần áo, tạo không gian thoáng mát.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất khoảng 1,5 đến 2 lít, tùy theo trọng lượng cơ thể.
  • Ăn thức ăn lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng và có tính mát, chẳng hạn như rau và trái cây, để giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Khi gặp tình trạng hơi thở nóng, bạn nên ăn thức ăn lành mạnh, có tính mát để giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể Ăn thức ăn lành mạnh, có tính mát để giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể
  • Hạn chế ăn món cay nóng nhiều gia vị, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, bạn nên bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích vì chúng làm suy giảm chức năng thải độc và giải nhiệt của gan.
  • Bạn nên sử dụng các sản phẩm giải độc cơ thể để tăng cường chức năng gan.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên, khoa học, tránh thức khuya và căng thẳng kéo dài.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ bản thân nếu bạn phải làm việc ngoài trời hoặc trong môi trường nóng.
  • Nếu bạn thấy hơi thở của mình rất nóng trong một thời gian dài, bạn nên đi khám để tránh các bệnh về đường hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hơi thở nóng báo hiệu bệnh gì và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này. Bạn cần chú ý không nên chủ quan coi thường dấu hiệu này. Nếu các triệu chứng hơi thở nóng của bạn không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị thích hợp.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bệnh hô hấp