Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Hiện tượng phù chân khi mang thai tuần 37 có nguy hiểm không?

Ngày 26/12/2023
Kích thước chữ

Phù chân khi mang thai là tình trạng không quá nguy hiểm, nhưng cũng khiến nhiều bà bầu lo lắng. Vậy, liệu bị phù chân khi mang thai tuần 37 có đáng lo ngại không? Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do đâu?

Nhiều bà bầu có thể phải đối mặt với hiện tượng bị phù chân khi mang thai tuần 37, khiến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn hơn. Đây là vấn đề phổ biến và thường gặp ở phụ nữ mang thai do tình trạng máu khó lưu thông, thường xuất hiện ở tháng cuối của thai kỳ.

Nguyên nhân bị phù chân khi mang thai tuần 37

Có 3 nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 như sau:

Sự cản trở máu về tim

Trong thời kỳ mang thai, ở những tháng cuối thai kỳ, kích thước của thai nhi lớn dần làm tăng áp lực lên ổ bụng và chặn các tĩnh mạch, làm máu khó chảy về tim.

Những thay đổi trong máu

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự động tăng cường khả năng sản xuất máu, khiến lượng máu tạo ra nhiều bình thường. Vì vậy, lượng máu cùng các dưỡng chất sẽ được sử dụng để nuôi bào thai, từ đó gây ra hiện tượng phù chân.

hien-tuong-phu-chan-khi-mang-thai-tuan-37-co-nguy-hiem-khong 1.jpg
Có 3 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37

Rối loạn nội tiết

Trọng lượng cơ thể của phụ nữ có thai sẽ tăng lên từ 9kg đến 12kg hoặc thậm chí có thể hơn. Việc tăng cân đột ngột này cũng là một nguyên nhân gây áp lực lên mạch máu và góp phần tạo sức ép cho bàn chân, dẫn đến tình trạng phù nề. Bên cạnh đó, nội tiết trong cơ thể mẹ bầu cũng sẽ thay đổi, làm lượng máu dồn về đôi chân nhiều hơn.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, có một vài nguyên nhân khác cũng có thể khiến mẹ bầu ​​bị phù chân khi mang thai tuần 37 như: Đứng quá lâu, chế độ ăn ít kali, ăn nhiều muối, tiêu thụ nhiều caffeine, làm việc hoặc vận động quá sức.

Bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?

Về cơ bản, hiện tượng bị phù chân khi mang thai tuần 37 sẽ không gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ của mẹ và bé. Đồng thời, tình trạng này cũng sẽ chấm dứt khi em bé chào đời.

Tuy nhiên, khi bị phù chân, bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu và không thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, mặc dù không gây đau đớn ở bên ngoài nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng nhỏ đến sức khoẻ của mẹ bầu như việc gây áp lực làm việc lớn hơn cho thận. Khi tăng lượng chất lỏng thì buộc thận phải làm việc nhiều hơn để có thể xử lý được lượng chất lỏng đó và cung cấp đủ nước cho những bộ phận khác trong cơ thể.

hien-tuong-phu-chan-khi-mang-thai-tuan-37-co-nguy-hiem-khong 2.png
Cần đến bệnh viện nếu tình trạng phù chân trở nặng

Thêm vào đó, tình trạng phù chân cũng sẽ làm ảnh hưởng đến việc lưu thông và tuần hoàn máu ở phần chân về tim bị kém phần hiệu quả hơn so với bình thường, gây ảnh hưởng cho hoạt động của tim.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bị phù chân khi mang thai tuần 37 có thể là một dấu hiệu cảnh báo về tiền sản giật. Khi mẹ bầu bị phù chân tiền sản giật, tình trạng này sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Vì vậy, trong giai đoạn mang thai, khi phát hiện phù chân tay ở những tháng cuối cùng các dấu hiệu sau, mẹ bầu nên ngay lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra:

  • Chân, tay và mặt bị sưng đột ngột;
  • Xảy ra hiện tượng đau đầu dữ dội;
  • Thấy mọi thứ xung quanh bị nhòe, chói, và có thể có cảm giác hoa mắt khi đứng lên hoặc ngồi xuống;
  • Đau ở vùng xương sườn;
  • Có hiện tượng nôn mửa.

Nên làm gì để giảm bớt phù chân ở mẹ bầu?

Chế độ ăn uống

Mẹ bầu cần đảm bảo có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời hạn chế tình trạng phù chân. Cụ thể, chế độ ăn nên đảm bảo được cung cấp đầy đủ kali, natri và muối. Đặc biệt, nên lưu ý rằng việc thừa hoặc thiếu các chất này đều ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ và bé. 

Bên cạnh đó, phụ nữ có thai nên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng cơ thể mất nước, gây ra triệu chứng phù chân.

hien-tuong-phu-chan-khi-mang-thai-tuan-37-co-nguy-hiem-khong 3.jpeg
Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích, caffeine, đồ ăn được đóng hộp, chất phụ gia,... Đây là các thực phẩm có thể khiến phù chân trở nên nặng hơn.

Nghỉ ngơi đúng cách

Mẹ bầu nên đảm bảo ngủ đủ giấc và có thể nằm với tư thế nghiêng người sang bên trái để giảm bớt áp lực của tử cung lên các mạch máu, đồng thời còn giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu, từ đó tình trạng sưng phù cũng được cải thiện.

Thực hiện các động tác massage

Bà bầu có nên massage chân không? Việc thực hiện massage nhẹ nhàng khắp cơ thể, đặc biệt là vùng từ chân lên đến chân đùi có thể giúp kích thích lưu thông máu và giảm được tình trạng phù chân.

hien-tuong-phu-chan-khi-mang-thai-tuan-37-co-nguy-hiem-khong 4.jpeg
Massage có thể giúp mẹ bầu giảm tình trạng phù chân

Trong những tháng cuối thai kỳ, hiện tượng bị phù chân khi mang thai tuần 37 có thể là một thách thức đối với các bà bầu. Tuy nhiên, thông qua việc tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như thực hiện các biện pháp chăm sóc cần thiết, mẹ bầu có thể giảm bớt tình trạng phù chân và đảm bảo được thai nhi được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hãy chú ý thực hiện khám thai định kỳ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khoẻ của bạn, tránh những rủi ro không may có thể xảy ra. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin