Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bầu 4 tháng bị đau nhói bụng bên phải có thể nguy hiểm hoặc không. Đôi khi nó có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường khi mang thai, đôi khi nó là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.
Bụng đau nhói khi mang thai là nỗi lo lắng, bất an hàng đầu của các mẹ bầu, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến mẹ bầu 4 tháng bị đau nhói bụng bên phải? Thai nhi có bị ảnh hưởng gì không? Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp!
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà phụ nữ có thai bị đau nhói bụng có thể gặp nguy hiểm hoặc không. Vì vậy, việc chủ động tìm hiểu kỹ các vấn đề này là rất cần thiết.
Đau nhói bụng bên phải là tình trạng thường gặp ở phụ nữ có thai. Dưới đây là các nguyên nhân có thể khiến mẹ bầu 4 tháng bị đau nhói bụng bên phải:
Dây chằng tròn là hai dải mô liên kết nằm ở hai bên tử cung. Trong thời kỳ mang thai, khi thai nhi lớn dần, tử cung cũng theo đó ngày càng phát triển, dây chằng tròn sẽ giãn ra để phù hợp với sự lớn lên của thai nhi. Dây chằng tròn bị kéo căng, co giãn quá mức khiến mẹ bị đau nhói, khó chịu.
Đau dây chằng tròn thường xuất hiện khi mẹ thay đổi tư thế, di chuyển quá nhanh hoặc khi ho, hắt hơi mạnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, đau dây chằng tròn thường xảy ra ở 10 - 30% phụ nữ có thai vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Đau dây chằng tròn là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai. Do đó, nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Chuột rút cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng. Chuột rút là tình trạng các cơ bị co thắt đột ngột. Đau bụng do chuột rút thường biểu hiện ở vùng bên phải, không kéo dài quá lâu và thường có thể tự khỏi.
Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng mà mẹ cần lưu ý. Nếu mẹ bầu 4 tháng bị đau nhói bụng bên phải kèm theo chảy dịch ối, ra máu khi mang thai thì đây có thể là dấu hiệu sảy thai. Đặc biệt, nếu cơn đau xuất hiện ngay sau khi mẹ bị ngã hoặc vùng bụng bị va chạm mạnh thì cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trong thai kỳ, viêm ruột thừa ít khi xảy ra nên nguyên nhân này thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu viêm ruột thừa không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Một số triệu chứng liên quan đến viêm ruột thừa mà mẹ bầu cần lưu ý bao gồm: Đau âm ỉ hạ sườn phải (vùng bụng bên phải, phía dưới), mệt mỏi, buồn nôn, sốt, tiêu chảy,...
Sỏi mật là tình trạng sỏi hình thành trong túi mật do tích tụ quá nhiều cholesterol và acid mật. Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen tăng cao dẫn đến làm tăng cholesterol. Ngoài ra, nồng độ progesterone tăng cao khi mang thai còn khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, góp phần hình thành sỏi mật. Các triệu chứng của sỏi mật bao gồm: Đau nhói bụng bên phải, buồn nôn, vàng da, mệt mỏi,...
Khi mang thai, cân nặng của mẹ thay đổi, vòng bụng lớn dần khiến cơ bụng căng mạnh. Đau bụng do căng cơ thường xuất hiện khi vận động và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Vì vậy, để giảm triệu chứng này, mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập giãn cơ đơn giản.
Như đã đề cập ở trên, khi mang thai, nồng độ progesterone tăng cao để làm giãn các cơ và mạch máu, giúp tăng cường cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà tốc độ tiêu hóa của ruột giảm, thức ăn lưu thông trong dạ dày, ruột lâu hơn. Từ đó, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón,...
Ngoài ra, khi mang thai, nếu mẹ bầu sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn cũng có thể bị đau bụng. Bên cạnh đó, việc bổ sung sắt, vitamin và khoáng chất khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón, đầy hơi. Chỉ cần điều chỉnh hợp lý, các vấn đề này sẽ được cải thiện đáng kể.
Cơn co thắt Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý) là cơn gò chuyển dạ giả. Đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ có thai, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Chúng là các cơn co thắt tự nhiên của cơ tử cung, có tác dụng tập luyện cho cơ tử cung để chuẩn bị cho quá trình sinh. Vì thế, các cơn co thắt Braxton-Hicks thường không gây nguy hiểm cho mẹ bầu hoặc thai nhi.
Tuy nhiên, khi các cơn co thắt Braxton-Hicks trở nên đau đớn dữ dội và kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như tiền sản giật, bệnh thận hoặc chuẩn bị chuyển dạ. Lúc này, thai phụ cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Các triệu chứng của tiền sản giật mà mẹ nên chú ý bao gồm đau bụng (có thể ở bên phải hoặc trái), đau đầu, khó thở, nôn, buồn nôn, sốt,... Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy hô hấp, thậm chí là gây tử vong.
Như đã đề cập ở trên, bầu 4 tháng bị đau nhói bụng bên phải có thể do nhiều nguyên nhân. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi hoặc không.
Nếu mẹ bị đau bụng phải kèm các triệu chứng bất thường khác như đau đầu, buồn nôn, khó thở, xuất huyết,... thì nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ bầu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi:
Tóm lại, mẹ bầu 4 tháng bị đau nhói bụng bên phải có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu bạn bị đau bụng kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.