Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, việc hiểu đúng về RSV và nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp phụ huynh chủ động bảo vệ con trước khi bệnh diễn tiến nặng.
Virus RSV hiện đang là mối lo ngại lớn đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ. Với khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em, RSV không còn là căn bệnh hiếm gặp mà đã trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện.
Virus hợp bào hô hấp (RSV - Respiratory Syncytial Virus) là một loại virus rất phổ biến, chủ yếu tấn công vào phổi và đường hô hấp dưới, đặc biệt gây ra các bệnh lý như viêm tiểu phế quản và viêm phổi. RSV thường xâm nhập vào cơ thể người qua các đường như mắt, mũi hoặc miệng. Loại virus này có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm như nước bọt, dịch mũi khi ho, hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc trực tiếp như bắt tay. Virus RSV cũng có thể tồn tại hàng giờ trên các bề mặt vật dụng như bàn ghế, tay nắm cửa, đồ chơi, đây là những vật dụng mà trẻ em thường xuyên tiếp xúc. Nếu trẻ vô tình chạm vào các bề mặt này và đưa tay lên miệng hoặc mũi, nguy cơ nhiễm virus sẽ rất cao.
Virus RSV thường bùng phát mạnh vào các mùa lạnh như đông – xuân, hoặc giai đoạn giao mùa xuân – hè, khi thời tiết ẩm và nhiệt độ thay đổi bất thường, khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm.
Hầu hết trẻ em đều từng nhiễm virus RSV ít nhất một lần trước khi lên 2 tuổi. Không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, virus RSV cũng có thể gây bệnh ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu. Sau khi tiếp xúc với virus, các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 2 đến 8 ngày. Đối với người lớn khỏe mạnh hoặc trẻ em bình thường, triệu chứng do virus RSV khá nhẹ, giống cảm cúm thông thường như sổ mũi, ho, sốt nhẹ và thường tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, virus RSV lại đặc biệt nguy hiểm với một số nhóm đối tượng như trẻ sinh non, trẻ sơ sinh có bệnh lý tim phổi, hoặc hệ miễn dịch yếu. Ở những trường hợp này, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi nặng, viêm tiểu phế quản cấp, thậm chí gây suy hô hấp, cần can thiệp y tế kịp thời. Người lớn tuổi có bệnh nền tim mạch hoặc hô hấp cũng có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu nhiễm RSV.
Virus hợp bào hô hấp (virus RSV) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nặng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Virus RSV chiếm hơn 80% các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp (ALRIs) ở trẻ <1 tuổi, và là nguyên nhân tử vong thường gặp thứ hai ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi. Năm 2017, virus RSV liên quan đến khoảng 60.000 ca tử vong, trong đó có đến 46% xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Không chỉ gây tử vong, virus RSV còn gây ra hơn 33 triệu ca nhiễm trùng hô hấp dưới (LRTIs) ở trẻ dưới 5 tuổi trong cùng năm.
Khả năng lây lan của virus RSV rất cao, với 90% trẻ em nhiễm virus này trong hai năm đầu đời. Virus này cũng là nguyên nhân chính của khoảng 50% các trường hợp viêm phổi và 90% ca viêm tiểu phế quản ở trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt, virus RSV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện ở trẻ sơ sinh trong năm đầu đời. Những nhóm trẻ có nguy cơ cao biểu hiện bệnh nặng khi nhiễm virus RSV gồm: Trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi (BPD), và trẻ bị bệnh tim bẩm sinh (CHD).
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm đường hô hấp dưới, viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng, đặc biệt ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu, sinh non hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh. Do đó, việc phòng ngừa RSV là vô cùng quan trọng để giúp trẻ tránh những biến chứng nguy hiểm.
Đầu tiên, phụ huynh cần chủ động hạn chế nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Tránh để trẻ đến gần những người có dấu hiệu cảm cúm như ho, hắt hơi, sốt, sổ mũi… Đặc biệt trong mùa dịch, nên hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người như siêu thị, bệnh viện, khu vui chơi.
Hãy luôn giữ cho không gian xung quanh trẻ thông thoáng, sạch sẽ, không để trẻ tiếp xúc với khói bếp, khói thuốc lá. Những vật dụng bé thường xuyên sử dụng như đồ chơi, bình sữa, núm ti giả… cần được làm sạch và khử trùng thường xuyên để hạn chế virus bám dính và lây lan. Người lớn trước khi chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn.
Với những trẻ có nguy cơ cao như sinh non, mắc bệnh phổi mạn tính hay tim bẩm sinh, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc dự phòng RSV. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chứa hoạt chất palivizumab. Thuốc hoạt động bằng cách cung cấp kháng thể giúp tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể chống lại RSV. Dù không ảnh hưởng đến các vắc xin khác, thuốc vẫn có thể gây một số tác dụng phụ nhẹ như sốt, phát ban hoặc sưng đỏ tại chỗ tiêm.
Nếu được, liều đầu tiên nên được dùng trước khi bắt đầu mùa RSV. Những liều tiếp theo nên được dùng hàng tháng xuyên suốt mùa RSV. Hiệu quả của palivizumab ở những liều khác liều 15 mg/kg hoặc liều lượng khác nhau từng tháng xuyên suốt mùa RSV chưa được thiết lập.
Để giảm nguy cơ tái nhập viện, khuyến cáo trẻ em đang dùng palivizumab bị nhập viện do RSV cần tiếp tục tiêm những liều palivizumab hàng tháng trong suốt mùa RSV.
Đối với trẻ em trải qua phẫu thuật bắc cầu tim, khuyến cáo liều tiêm palivizumab 15 mg/kg cân nặng nên được dùng ngay khi ổn định sau khi phẫu thuật để đảm bảo nồng độ palivizumab huyết thanh đầy đủ. Những liều sau đó nên lặp lại hàng tháng suốt phần còn lại của mùa RSV cho những trẻ tiếp tục có nguy cơ cao nhiễm bệnh RSV.
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về virus RSV giúp nhận diện sớm, tránh biến chứng nặng. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, ho kéo dài, bú kém hoặc thở rút lõm ngực, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm và xử trí đúng cách sẽ giúp trẻ vượt qua bệnh an toàn và nhanh chóng hồi phục.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.