Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hoa cẩm tú cầu là loại hoa gì? Hoa cẩm tú cầu có độc không? Đây là thắc mắc của nhiều người yêu thích loài hoa này, cùng tìm hiểu ngay bài chia sẻ dưới đây nhé!
Có một thời vào đầu những năm 2000, hoa cẩm tú cầu được biết đến như một loại trà Nhật Bản và được quảng cáo là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm điều trị bệnh tiểu đường, điều trị huyết áp cao, thanh nhiệt và làm mát gan...
Hoa cẩm tú cầu là một loài hoa đẹp, thân thẳng, cây bụi cao tới 3 mét, ít cành. Những chiếc lá mọc đối nhau. Lá màu xanh, hình trứng, đỉnh nhọn, mép có răng cưa thô, dài 10 đến 20 cm và rộng 6 đến 14 cm.
Hoa cẩm tú cầu mọc thành từng cụm lớn, dày đặc ở ngọn cây. Mỗi bông hoa có 4 đến 5 cánh hoa. Màu sắc của hoa thay đổi theo độ pH của đất gồm xanh, hồng, hồng tím, trắng... Cẩm tú cầu không có mùi thơm và có nhiều màu sắc khác. Quả nang dài 6 đến 8 mm và đường kính 1 đến 3 mm, hạt nhiều, nhỏ, màu nâu. Loài hoa này được tìm thấy rộng rãi ở Bắc Mỹ và các nước châu Á.
Ở Việt Nam, chúng ta thường thấy hoa cẩm tú cầu được trồng làm cảnh ở các góc hoặc hai bên lối đi trong vườn, công viên… Cánh đồng hoa cẩm tú cầu ở Đà Lạt là điểm thu hút khách du lịch.
Hiện nay, nghiên cứu cho thấy tất cả các cây cẩm tú cầu đều có độc. Trong các bộ phận của cây, độc nhất là hoa và lá. Tuy nhiên, rễ của loại cây này đã được chứng minh là có tác dụng dược lý, cụ thể như sau:
Do đặc tính lợi tiểu nên rễ hoa cẩm tú cầu thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các rối loạn về thận và bàng quang.
Giống như hầu hết các loại thảo dược lợi tiểu, rễ hoa cẩm tú cầu hoặc trà rễ hoa cẩm tú cầu là một lựa chọn tuyệt vời để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang.
Rễ hoa cẩm tú cầu có thể giúp làm tan sỏi thận và sỏi mật. Nó còn giúp ngăn ngừa vôi hóa cơ và gai xương hiệu quả.
Hoa cẩm tú cầu có đặc tính này vì rễ của chúng có chứa hợp hydrangin, một loại glycoside. Chất này giúp sỏi mềm và tan ra, giảm đau do sỏi gây ra và giúp chúng dễ dàng đi qua đường tiết niệu hơn mà không gây tổn thương thêm.
Loại thảo dược này có đặc tính chống viêm do chứa các alkaloid có trong rễ. Chúng hoạt động tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Rễ cây cẩm tú cầu có tác dụng giảm viêm cả bên trong và bên ngoài cơ thể.
Rễ hoa cẩm tú cầu chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên. Chúng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại và thậm chí đảo ngược tổn thương tế bào. Những chất chống oxy hóa này còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình lão hóa, giúp ngăn ngừa nhiều dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và các nhược điểm khác trên da. Về tác dụng này, một nghiên cứu của Nhật Bản năm 2003 đã kết luận rằng rễ hoa cẩm tú cầu có tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn cả nghệ và cây kế sữa cộng lại.
Gần đây, loại thảo dược này đã được nghiên cứu để sử dụng trong các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh chàm và bệnh vẩy nến.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science số tháng 6 năm 2009 cho thấy một hợp chất chiết xuất từ hoa cẩm tú cầu, halopentone, có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh tự miễn ở chuột.
Lá cẩm tú cầu lên men có tác dụng chống lo âu, chống stress ở chuột nhưng cơ chế tác dụng chưa rõ ràng. Tuy nhiên, phát hiện này là tín hiệu tốt cho tiềm năng của hoa cẩm tú cầu trong việc điều trị các rối loạn tâm lý do căng thẳng gây ra. Hy vọng nó sẽ sớm được nghiên cứu và ứng dụng kỹ lưỡng hơn vào thực phẩm chức năng và thuốc.
Ở Nhật Bản, lá cẩm tú cầu lên men được dùng để pha trà ngọt và làm nguyên liệu trong kẹo và nhiều loại thực phẩm khác. Các chế phẩm từ lá lên men cũng được liệt kê trong Dược điển Nhật Bản.
Như đã đề cập ở trên, tất cả các cây cẩm tú cầu đều có độc. Nhiều người sẽ gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy sau khi ăn phải. Hoa cẩm tú cầu có thể gây viêm da, phát ban hoặc kích ứng khi tiếp xúc với da. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu, độc tính cấp tính của dịch chiết lá cẩm tú cầu được xác định là LD50=37,5g/kg thể trọng chuột. Giá trị LD50 đo được cho thấy lá cẩm tú cầu có độc tính khá cao.
Loại thảo dược này có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng bằng đường uống trong vài ngày với liều lượng phù hợp. Liều lượng khuyến cáo là 2 đến 4 gram rễ khô mỗi ngày, tối đa 3 lần mỗi ngày. Không nên sử dụng quá 2 gram cùng một lúc. Có rất ít bằng chứng về sự an toàn của việc dùng hoa cẩm tú cầu trong thời gian lâu dài.
Bên cạnh đó, cũng không có đủ thông tin về việc sử dụng hoa cẩm tú cầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Vì vậy tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.
Với những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc hoa cẩm tú cầu có độc không. Bạn hãy nhớ rằng mặc dù 8 công dụng trên của hoa cẩm tú cầu đều có thật nhưng bằng chứng cho còn khá ít và đa số các bộ phận trên cây đều khá độc hại. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại cây này hay bất kỳ loại thuốc thảo dược nào khác nhé.
Xem thêm: Danh sách các loại hoa ăn được và lưu ý đảm bảo an toàn
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.