Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hoa cúc chi có tác dụng chữa bệnh như thế nào?

Ngày 31/01/2023
Kích thước chữ

Hoa cúc chi là một loài hoa đẹp thường được trang trí vào ngày tết với nhiều ý nghĩa. Ngoài ra cây hoa cúc chi còn được dùng làm dược liệu chữa bệnh với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Từ lâu trà hoa cúc chi đã được sử dụng trong y học phương Đông để an thần, bồi bổ sức khỏe và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường. Khi pha trà, nước trà có hương thơm nhẹ nhàng, tinh tế và hương vị ấm áp, dễ chịu. Nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng của hoa cúc chi đối với sức khỏe. Vì vậy, Nhà thuốc Long Châu xin giới thiệu đến bạn đọc về lợi ích và cách sử dụng hoa cúc chi qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của hoa cúc chi

Hoa cúc chi có tên gọi khác là kim cúc, tên khoa học là Chrysanthemum indicum. Cúc chi có hoa màu vàng nhỏ, cây bụi dạng thảo mộc. Lá cây chia thành nhiều lá chét có mép hình răng cưa, xếp xen kẽ.

Hoa cúc chi để làm thảo dược từ thế kỷ 15 trước công nguyên, được trồng đầu tiên tại Trung Quốc. Ở Việt Nam được trồng nhiều nhất tại các vùng như Hưng Yên, Hà Nội. Những bông cúc chi nở vào đúng mùa từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Những bông cúc chi làm trà vừa mới hé nở, chưa nở bung nhằm giữ trọn vẹn dược tính và hương vị tốt nhất của hoa.

Vườn hoa cúc chi 

Hoa cúc chi có hoa màu vàng nhỏ, cây bụi dạng thảo mộc

Tác dụng của hoa cúc chi đối với sức khỏe

Kháng viêm hiệu quả

Trong hoa cúc chi vàng có chứa hoạt chất bisabolol giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn và ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm. Những người bị viêm da để làm cho vết thương nhanh lành hơn có thể sử dụng tinh dầu hoa cúc.

Tiêu đờm, giảm ho

Nhờ có tác dụng kháng viêm, hoa cúc chi giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn trong các bệnh cảm cúm thông thường, giảm ho và hỗ trợ trong bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Trong hoa cúc chi có chứa thành phần apigenin giúp ngăn ngừa sự hình thành và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Do đó, những người đang điều trị hoặc phòng ngừa ung thư thường được khuyên dùng sản phẩm từ hoa cúc chi.

Kiểm soát đường huyết

Một số nghiên cứu đã chỉ ra loại trà hoa cúc có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường huyết, hỗ trợ những bệnh nhân tiểu đường.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trà hoa cúc có tác dụng kháng viêm cao nên rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra còn giúp loại bỏ các rối loạn hệ tiêu hóa khác như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Điều trị ngủ không sâu giấc, mất ngủ

Hoa cúc chi có chứa các chất giúp làm dịu thần kinh có thể làm bạn dễ ngủ và có giấc ngủ sâu hơn. Loại trà này được khuyến cáo sử dụng cho có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ hoặc những người mất ngủ. Ngoài ra, với tác dụng này còn có thể giúp bạn giải tỏa lo âu, giúp tinh thần thoải mái.

Cách sử dụng hoa cúc chi đúng cách

Tùy vào mục đích chữa bệnh mà cách sử dụng hoa cúc chi sẽ khác nhau. Mốt số cách sử dụng hoa cúc chi như sau:

Trị cảm cúm: Hoa cúc chi vàng và lá dâu mỗi vị khoảng 6g, cát cánh, liên kiều, bạc hà, cam thảo mỗi vị 4g. Đem hỗn hợp đi sắc với 600ml nước cho đến khi sôi còn lại khoảng 200ml. Uống mỗi ngày 3 lần.

Hạ sốt: Cúc hoa vàng và địa liền mỗi vị 5g, cúc tần, cát căn, lá tre, kinh giới, bạc hà, tía tô mỗi vị 20g. Đem tất cả tán nhuyễn thành bột uống mỗi lần 4 - 6g, 2 - 3 lần/ngày.

Chữa cảm lạnh: Mỗi vị cúc hoa vàng và địa liền 5g, mỗi vị bạc hà, tía tô, kinh giới, cát căn 20g. Đem sắc với khoảng 300ml nước, uống ngày 2 lần.

Trà hoa cúc chi

Trà hoa cúc chi

Điều trị suy nhược thần kinh: Với các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và các chứng bệnh về mắt.

  • Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn: 32g thục địa, 20g kỷ tử, 12g mỗi vị trạch tả, cúc hoa vàng. Đan bì, phục linh, mỗi vị hoài sơn và sơn thù 6g. Hỗn hợp trên đem sấy khô, sau đó tán nhỏ rồi vo thành viên, mỗi ngày dùng khoảng 3 - 4 lần, mỗi lần 16 - 20 viên. Nếu sắc nước uống giảm trọng lượng mỗi loại bớt đi 1/6. Bài thuốc này giúp trị chứng mắt khô, hoa mắt, chóng mặt.
  • Bài thuốc cúc hoa trà gồm các nguyên liệu: Cúc hoa vàng, xuyên khung, kinh giới, bạc hà, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, cam thảo, bạch chỉ, tế tân với khối lượng các vị bằng nhau. Trộn đều hỗn hợp rồi tán nhỏ, mỗi lần pha 4 - 6g với nước trà uống sau bữa ăn.

Trị mộng thịt ở mắt: Hỗn hợp hoa cúc chi trắng và thuyền thoái với lượng bằng nhau đem tán nhỏ thành bột. Mỗi lần sử dụng trộn 2 - 12g với một ít mật ong cho dễ uống.

Trị đinh râu: Lấy hỗn hợp hoa và lá cúc xuyến chi với bồ công anh mỗi vị 80g đem giã nát, lọc phần nước để uống.

Làm đẹp da: Đem 2kg hoa cúc tươi nấu với nước sôi, lọc bỏ phần bã rồi nấu lên cho nước cô đặc lại sau đó trộn với mật ong. Uống cùng với nước lọc, mỗi lần 10 - 15g nấu cùng với nước, loại bỏ bã, lấy phần nước đã cô đặc rồi trộn với mật ong để nấu thành cao. Mỗi lần dùng 12 - 15g, ngày dùng 1 - 3 lần uống cùng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu hoa cúc chi

Hoa cúc chi là một loại dược liệu rất tốt có rất nhiều công dụng. Bên cạnh đó khi sử dụng chúng ta vẫn cần lưu ý sau:

  • Nên sử dụng dược liệu hoa cúc chi sau bữa ăn. Có thể sử dụng trước bữa ăn khi có kết hợp với các vị thuốc khác. Không nên sử dụng riêng cúc chi khi bụng đói.
  • Những người có cơ địa dễ mẫn cảm với các loại phấn hoa, các loại hoa hoặc tinh dầu thì cẩn thận trọng khi sử dụng.
  • Không nên sử dụng dược liệu này trong thời gian đang sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm hay chống đông máu vì có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này. Trong trường hợp trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Trẻ sơ sơ sinh và trẻ nhỏ thì không nên sử dụng hoa cúc chi.
  • Trong một ngày không nên dùng quá nhiều vì có thể gây ra ngộ độc. Cần tuân thủ theo chỉ định, đúng liều lượng của bác sĩ.

Sử dụng dược liệu hoa cúc chi đúng cách

Sử dụng dược liệu hoa cúc chi đúng cách

Qua những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ về hoa cúc chi. Các bạn đã thấy được những tác dụng chữa bệnh của loài hoa này. Bên cạnh đó, khi dùng dược liệu hoa cúc chi cũng cần nhớ những lưu ý mà chúng tôi đã đề cập ở trên, để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh các tác hại không mong muốn.

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin