Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo thống kê của McLean E 2009, có tới 25% dân số bị thiếu máu mạn tính (mãn tính). Đây là một con số không hề nhỏ. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của hội chứng thiếu máu mạn này.
Thiếu máu xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, giảm năng suất làm việc và suy giảm sự phát triển thần kinh. Vậy hội chứng thiếu máu mạn (thiếu máu mãn tính) sẽ được giải thích rõ trong bài viết dưới đây.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu là tình trạng xảy ra khi nồng độ huyết sắc tố (Hb) và/hoặc số lượng hồng cầu (RBC) thấp hơn mức cho phép bình thường với chỉ số Hemoglobin dưới 130 g/l (13 g/Dl) ở nam và dưới 120 g/l (12 g/Dl) ở nữ và không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể. Đối tượng của bệnh cũng rất đa dạng, ai cũng có thể bị thiếu máu, nhưng tập trung chủ yếu ở:
Có rất nhiều hình thức để phân loại thiếu máu bao gồm:
Dựa trên lâm sàng, thiếu máu được chia thành thiếu máu cấp tính và thiếu máu mạn tính với các biểu hiện như bảng dưới đây.
Hội chứng thiếu máu cấp tính | Hội chứng thiếu máu mạn tính | |
Định nghĩa | Mất máu nhiều trong thời gian ngắn | Mất máu ít trong thời gian dài |
Triệu chứng chung |
| |
Triệu chứng đặc trưng |
|
|
Ở cấp độ sinh học, thiếu máu cấp tính hay mạn tính là do mất cân bằng giữa lượng hồng cầu mất đi và lượng hồng cầu được sản xuất. Dựa vào thời gian xuất huyết để đánh giá là thiếu máu loại nào. Với hội chứng thiếu máu mạn tính thì thời gian xuất huyết thường kéo dài, có thể vài tuần, vài tháng, hay vài năm với số lượng ít. Trong khi thiếu máu cấp tính chảy máu với lượng máu ồ ạt trong thời gian ngắn.
Thiếu hụt dinh dưỡng (nhất là sắt)
Thiếu máu do thiếu chất dinh dưỡng xảy ra khi nồng độ các chất dinh dưỡng tạo máu và những chất liên quan đến sản xuất hoặc duy trì hồng cầu như sắt, vitamin B12, folate, vitamin A, riboflavin, nguyên tố vi lượng,... không đủ để đáp ứng nhu cầu cá nhân đó. Nguyên nhân thiếu chất dinh dưỡng bao gồm chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, giảm khả năng hấp thu (thiếu yếu tố nội tại để hỗ trợ hấp thu vitamin B12), tăng mất chất dinh dưỡng (do ký sinh trùng hay xuất huyết liên quan đến sinh nở, rong kinh hoặc nhiễm Helicobacter pylori làm giảm hấp thu sắt). Trong đó, thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất dẫn đến thiếu máu và giai đoạn dễ thiếu sắt nhất là giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh chóng ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
Rối loạn huyết sắc tố
Do rối loạn trong di truyền, đột biến gen dẫn đến các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm (hồng cầu không có chức năng), bệnh thalassemia liên quan đến thiếu máu tán huyết bẩm sinh và thiếu hụt G6PD là một trong những bất thường về enzyme di truyền phổ biến nhất.
Rối loạn chức năng tủy xương
Tủy xương là cơ quan sản xuất các tế bào gốc- toàn năng, trong đó bao gồm tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,... Khi tủy xương bị lão hóa hay chấn thương sẽ làm giảm sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Điển hình là bệnh thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu.
Bệnh thận
Thận tiết ra một chất gọi là Erythropoietin có tác dụng kích thích tủy xương tạo máu. Ở những bệnh nhân suy thận hay các bệnh lý liên quan đến thận sẽ làm giảm sản xuất Erythropoietin gây thiếu máu.
Để gây ra thiếu máu mạn, việc xuất huyết thường kéo dài trong thầm lặng hay dễ bị bỏ qua. Phụ nữ mỗi tháng đều trải qua chu kỳ kinh nguyệt làm mất một lượng máu. Cho nên, phụ nữ thường bị thiếu máu nhiều hơn nam giới. Nếu chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hay bị rong kinh thì tình trạng thiếu máu có thể trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, thiếu máu thiếu sắt thường bắt nguồn từ mất máu do các tổn thương ở đường tiêu hóa như nhiễm ký sinh trùng giun móc, viêm loét và xuất huyết mãn tính dạ dày - tá tràng - ruột hay mất máu qua đường tiết niệu (bệnh sán máng) cũng là nguyên nhân gây thiếu máu mạn.
Thiếu máu luôn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu phổ biến, nghiêm trọng và gây hậu quả nặng nề về sức khỏe và kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu mạn tính. Trong đó, thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Hy vọng bài viết này cung cấp thêm cho bạn các thông tin hữu ích về hội chứng thiếu máu mạn tính.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.