Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Máu/
  4. Thiếu máu tan máu

Thiếu máu tán huyết là bệnh lý gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Trong cơ thể người, máu là một tổ chức lỏng lẻo gồm hai thành phần chính là tế bào máu và huyết tương. Tế bào máu gồm có ba loại tế bào chính là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Bệnh thiếu máu tán huyết là tình trạng thiếu máu do tăng pha hủy hồng cầu, làm cho đời sống của hồng cầu bị rút ngắn lại (bình thường hồng cầu có thời gian trong máu 120 ngày). Kế hoạch điều trị sẽ tùy thuộc vào từng cá thể và nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thiếu máu tan máu

Thiếu máu tán huyết là bệnh lý gì?

Thiếu máu là tình trạng mà cơ thể người bệnh bị giảm lượng huyết sắc tố trong cơ thể so với những người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sinh sống. Từ đó sẽ gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể.

Thiếu máu tán huyết là một rối loạn mà trong đó các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn khả năng chúng có thể được tạo ra. Sự phá hủy các tế bào hồng cầu được gọi là tan máu hay tán huyết. Thiếu máu tán huyết có thể phát triển nhanh hay chậm, có thể nhẹ hay nghiêm trọng.

Triệu chứng thiếu máu tan máu

Những dấu hiệu và triệu chứng ở người mắc bệnh thiếu máu tán huyết

Mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện các triệu chứng khác nhau, các triệu chứng tán huyết có thể nhẹ hoặc có thể tăng nặng hơn tùy thuộc vào thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Lâm sàng của người bệnh thiếu máu tán huyết có thể bao gồm triệu chứng của thiếu máu, triệu chứng của tan máu hay tán huyết và hoặc có biểu hiện của nguyên nhân tan máu. Bao gồm:

  • Thiếu máu: Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở nhiều nhất là khi thay đổi tư thế. Da xanh, niêm nhạt, mạch nhanh, hồi hộp đánh trống ngực.
  • Dấu hiệu của tán huyết: Vàng da, củng mạc mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, trong cơn tán huyết cấp có thể có tiểu đỏ. Bệnh nhân có thể không sốt hoặc sốt từng cơn với biểu hiện rét run từng cơn hoặc dai dẳng. Trường hợp nặng thì có gan to, lách to.
  • Triệu chứng liên quan đến nguyên nhân gây tán huyết, ví dụ như: Liên quan đến sốt rét thì người bệnh kèm rét run từng cơn có chu kỳ. Liên quan đến nguyên nhân bẩm sinh thì ngoài gan lách to thì người bệnh có thể còn biến dạng xương sọ, xương mặt,…

Các triệu chứng trên có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy nên hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh thiếu máu tán huyết

Những người mắc bệnh thiếu máu tán huyết có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

  • Cơn tan máu hay tán huyết cấp: Dẫn đến thiếu máu đi nuôi các cơ quan đột ngột suy giảm chức năng các cơ quan như tim, não, thận, phổi,...
  • Suy tim: Cơ tim phải co bóp nhiều hơn để bù lại lượng hồng cầu bị thiếu hụt. Lâu ngày, cơ tim sẽ bị suy yếu, thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim gây tình trạng đau thắt ngực và suy tim.
  • Suy thận: Bệnh sẽ gây ra tình trạng giảm tưới máu thận trong thời gian dài gây thiểu niệu, giảm thải độc ra khỏi cơ thể, lâu ngày có thể bị suy thận.
  • Khác: Người bệnh có thể biểu hiện mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng vận động gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Thiếu máu tán huyết là bệnh lý gì? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh 4
Suy tim là một trong những biến chứng của thiếu máu tán huyết

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nên đến gặp bác sĩ khi:

  • Có thể tham khảo các triệu chứng như đã đề cập phần trên và nếu bạn xuất hiện triệu chứng nào bất thường thì hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn.
  • Nếu bạn đã được phát hiện mắc bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch và đang được theo dõi định kỳ nhưng cơ thể bắt đầu có triệu chứng mới xuất hiện thêm.
  • Các triệu chứng của bệnh trở nên xấu hơn.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ diễn tiến nặng của bệnh cũng như hạn chế các biến chứng của bệnh.

Nguyên nhân thiếu máu tan máu

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu tán huyết

Thiếu máu tán huyết thường được phân loại làm 2 nhóm chính: Di truyền và mắc phải. Mỗi phân loại sẽ có những nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh.

Thiếu máu tán huyết di truyền

Là do khiếm khuyết trong tế bào hồng cầu và liên quan đến việc một hoặc nhiều gen kiểm soát việc sản xuất hồng cầu hoạt động không bình thường. Do đó sẽ làm cho hồng cầu bị phá hủy sớm hơn bình thường. Bao gồm:

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm;
  • Bệnh Thalassemia;
  • Rối loạn màng hồng cầu, như: Bệnh hồng cầu hình cầu di truyền, bệnh hồng cầu hình elip di truyền và bệnh hồng cầu pyropoikilocytosis di truyền và bệnh exocytosis di truyền;
  • Cơ thể thiếu hụt men pyruvate kinase (PKD);
  • Cơ thể thiếu hụt men glucose - 6 - phosphate dehydrogenase (G6PD).
Thiếu máu tán huyết là bệnh lý gì? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh 5
Bệnh Thalassemia là nguyên nhân gây thiếu máu tán huyết

Thiếu máu tán huyết mắc phải

Thiếu máu tán huyết mắc phải là do các yếu tố bên ngoài hồng cầu, chẳng hạn như: Kháng thể do rối loạn của bệnh tự miễn, do bỏng hoặc do thuốc. Trong những trường hợp này các tế bào hồng cầu đều bình thường khi được sinh ra bởi tủy xương nhưng sau đó các tế bào hồng cầu này bị phá hủy trực tiếp trong máu hoặc bị mắc kẹt sớm, chẳng hạn:

  • Thiếu máu tán huyết tự miễn (AIHA): Do các tình trạng rối loạn tự miễn dịch như bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm loét đại tràng,…
  • Thiếu máu tán huyết do thuốc: Quinidin, penicillin, methyldopa, ticlopidine, clopidogrel.
  • Thiếu máu tán huyết cơ học: Do chấn thương trực tiếp.
  • Cường lách khiến lá lách tăng cường hoạt động tiêu hủy hồng cầu
  • Ung thư máu hay một số khối u có tình trạng suy tủy xương làm giảm hoạt động sản xuất hồng cầu.
  • Van tim cơ học có thể làm hư hại các tế bào hồng cầu khi chúng rời khỏi tim.
  • Phản ứng nghiêm trọng xảy ra sau khi truyền máu.
  • Bệnh tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm (PNH)
  • Sốt rét, bệnh Babiosis và các bệnh thiếu máu truyền nhiễm khác.
  • Nhiễm độc chì và đồng.

Một số loại thiếu máu tán huyết mắc phải chỉ là bệnh lý tạm thời và có thể biến mất sau vài tháng khi điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh. Nhưng cũng có một số khác lại là mãn tính và kéo dài suốt đời.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu tan máu

Thiếu máu tán huyết thường gặp trên đối tượng nào?

Thiếu máu tán huyết thường gặp ở:

  • Người mắc bệnh di truyền như bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc bệnh thalassemia.
  • Người có bệnh tự miễn như lupus ban đỏ.
  • Có bệnh lý nhiễm trùng.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với thuốc hoặc hóa chất gây tán huyết.
  • Người mắc bệnh gan hoặc thận mãn tính.

Những dấu hiệu của bệnh thiếu máu tán huyết là gì?

Thiếu máu tán huyết có gây suy thận không?

Thiếu máu tán huyết có di truyền không?

Xét nghiệm nào giúp chẩn đoán bệnh thiếu máu tán huyết?

Hỏi đáp (0 bình luận)