Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Thị Nhung
Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Bệnh sán máng là một bệnh nhiễm trùng sán lá của chi Schistosoma gây ra, lây qua da do bơi hoặc lội nước bẩn. Đây là bệnh có diễn tiến mạn tính và có tỷ lệ tử vong khá thấp.
Bệnh sán máng Schistosoma là sán lá đơn giới, ký sinh trong huyết quản nên còn gọi là sán máu.
Sán máng đực hình máng nhỏ có kích thước 10 - 20 mm, rộng 1 mm, hình máng ôm lấy con cái dài 20 mm, chúng ký sinh trong đường máu. Sán máng có 2 hấp khẩu, không có thực quản và 2 nhánh ruột nối với nhau, trứng không có nắp và có gai.
Sán máng cái đẻ trứng, trừng đào thải ra ngoài qua đường phân hoặc nước tiểu. Trứng xuống nước, nở ra ấu trùng lông, ấu trùng lông ký sinh ở ốc thích hợp và phát triển thành ấu trùng đuôi bơi tự do trong nước. Người nhiễm sán máng do ấu trùng từ nước chui qua da vào máu.
Trong số 19 loài sán máng thuộc giống Schistosoma có 6 loài được xác định là gây bệnh ở người như Schistosoma hematobium chủ yếu ký sinh trong tĩnh mạch bàng quang gây tổn thương ở bàng quang; S.japonicum, S.mekongi, S.intercalatum và S.malayensis chủ yếu ký sinh ở tĩnh mạch cửa và gây tổn thương ở ruột.
Bệnh sán máng lưu hành ở 74 nước trên thế giới với khoảng 200 triệu người mắc bệnh, đặc biệt các nước có chung đường biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Lào và Campuchia đều có bệnh sán màng lưu hành cao.
Vòng đời của bệnh sán máng
Khi vào trong cơ thể người, ấu trùng sán máng phát triển thành giun trưởng thành và trứng chúng đẻ ra có thể bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể. Giun trưởng thành có chiều dài khoảng 1 cm và sống trong các mạch máu. Nếu không điều trị bằng thuốc chống giun, giun sán có thể tiếp tục đẻ trứng trong vài năm.
Trứng có thể đi ra khỏi cơ thể thành nước, qua đường bài tiết. Khi điều này xảy ra, chúng phóng ra những ấu trùng nhỏ cần phát triển bên trong ốc nước ngọt trong vài tuần trước khi chúng có thể lây nhiễm sang người khác. Điều này có nghĩa là không thể lây nhiễm trực tiếp từ người khác mắc bệnh mà gián tiếp qua tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.
Lúc đầu, thường không có triệu chứng của bệnh sán máng nhưng trong vòng 1 - 2 tháng kể từ khi nhiễm bệnh, các triệu chứng có thể phát triển bao gồm sốt, đau bụng (vùng gan/lá lách), tiêu chảy ra máu hoặc có máu trong phân hoặc nước tiểu, ho, khó chịu, đau đầu, phát ban và và đau nhức cơ thể. Nếu không được điều trị, ký sinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sán máng là:
Những người sống chung với bệnh sán máng trong một thời gian dài mà không được điều trị có thể phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Đây còn được gọi là "Bệnh sán máng mãn tính".
Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn ở các bộ phận của cơ thể nơi trứng Schistosoma di chuyển đến và gây nhiễm trùng. Bệnh sán máng mãn tính có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở hầu hết các vùng trên cơ thể, bao gồm hệ tiêu hóa, tiết niệu, phổi và hệ thần kinh.
Nếu không được điều trị, bệnh sán máng có thể gây tổn thương cơ quan vĩnh viễn, ngừng hoạt động và thậm chí tử vong.
Ví dụ về các biến chứng sức khỏe lâu dài của bệnh sán máng bao gồm:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nhiễm trùng xảy ra khi ấu trùng của ký sinh trùng xâm nhập vào da của một người khi tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm trùng, thường là qua câu cá, bơi lội, tắm và giặt quần áo.
Triệu chứng nhiễm sán máng và nhiễm giun có thể có một số điểm tương đồng, nhưng cũng có sự khác biệt rõ rệt. Cả hai đều có thể gây đau bụng, tiêu chảy hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiễm sán máng thường đi kèm với các triệu chứng đặc trưng như sốt, ớn lạnh, ho, hoặc tiểu máu, đặc biệt khi sán đi vào hệ tiết niệu hoặc đường ruột. Trong khi đó, nhiễm giun thường chỉ gây các triệu chứng như đau bụng, ngứa hậu môn hoặc rối loạn tiêu hóa mà không có các triệu chứng điển hình của sán máng như tiểu máu hay ho.
Nhiễm sán máng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Nếu sán máng xâm nhập vào các cơ quan như đường tiết niệu, ruột hoặc gan, có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận, viêm gan hoặc xơ gan. Ngoài ra, nếu nhiễm sán máng không được điều trị, có thể gây tổn thương lâu dài cho cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí đe dọa tính mạng trong trường hợp nặng.
Nhiễm sán máng có thể điều trị khỏi bằng các loại thuốc kháng sán đặc hiệu như Praziquantel, giúp tiêu diệt sán trong cơ thể. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nhiễm bệnh và cơ quan bị ảnh hưởng.
Nhiễm sán máng chủ yếu xảy ra khi con người tiếp xúc với nước ô nhiễm chứa ấu trùng sán máng. Người nhiễm bệnh có thể bị lây qua việc tắm, rửa tay hoặc sử dụng nước bị ô nhiễm trong sinh hoạt hàng ngày. Ấu trùng sán máng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua da khi tiếp xúc với nước.
Bơi lội trong các vùng nước ô nhiễm, đặc biệt là những nơi có sự hiện diện của ấu trùng sán máng, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Sán máng xâm nhập vào cơ thể qua da khi tiếp xúc với nước chứa ấu trùng. Tuy nhiên, không phải tất cả các vùng nước đều có sán máng, nên nguy cơ bị nhiễm bệnh phụ thuộc vào việc nước có bị ô nhiễm hay không.