Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hỏi đáp cùng cha mẹ: Trẻ 2 tuổi bị táo bón thì phải làm sao?

Ngày 19/08/2023
Kích thước chữ

Hai tuổi là khoảng thời gian đang phát triển của trẻ và được chăm sóc kỹ càng bởi ba mẹ. Bất kỳ một thay đổi bất thường nào của trẻ cũng khiến ba mẹ lo lắng. Trong đó táo bón là vấn đề thường gặp ở giai đoạn này và các bà mẹ thường thắc mắc trẻ 2 tuổi bị táo bón có làm sao không?

Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng ở trẻ em. Các dấu hiệu bao gồm đi tiêu ít hơn hoặc phân cứng, khô. Trẻ 2 tuổi bị táo bón thì phải làm sao? Việc thay đổi chế độ ăn uống, uống nhiều nước và tập thể dục có thể giúp ích cho tình trạng này. Đặc biệt là tập thói quen đi tiêu cho trẻ trong độ tuổi này cũng rất quan trọng.

Làm thế nào biết trẻ 2 tuổi bị táo bón?

Dấu hiệu táo bón ở trẻ bao gồm:

  • Đi đại tiện ít hơn bình thường : Nếu con bạn không đi ngoài trong 4 ngày trở lên và phải rặn khi đi cầu thì đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón.
  • Phân cứng, khô hoặc phân to: Nếu phân cứng, khô có thể rất khó đi ngoài. Một đứa trẻ có phân bất thường có thể đi ngoài thường xuyên nhưng vẫn bị táo bón.
  • Đau bụng và đầy hơi: Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng ở trẻ em.
  • Tả bẩn: Bạn có thể thấy phân rất lỏng trong quần lót hoặc tã của con bạn. Nó có thể là dấu hiệu của táo bón. Phân lỏng có thể trượt qua đoạn tắc nghẽn ở ruột dưới và đọng lại trong quần lót hoặc tã.
Trẻ 2 tuổi bị táo bón thì phải làm sao? 1
Vài dấu hiệu cho thấy trẻ 2 tuổi bị táo bón mà bạn cần biết

Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan có thể gây táo bón cho trẻ em. 

  • Uống quá nhiều sữa: Uống nhiều sữa, có thể gây khó tiêu, đây cũng thường là nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ.
  • Ăn quá nhiều thực phẩm ít chất xơ: Con bạn có thể bị táo bón nếu bé ăn nhiều phô mai, sữa chua hoặc bơ đậu phộng nhưng lại ăn ít trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Mất nước: Nếu con bạn bị mất nước , cơ thể của trẻ sẽ phản ứng bằng cách hấp thụ nhiều nước hơn từ bất cứ thứ gì trẻ ăn hoặc uống và cả từ chất thải trong ruột của trẻ. Kết quả là phân cứng, khô, khó đi ngoài.
  • Lo lắng khi đi vệ sinh: Nếu con bạn cảm thấy sợ về việc tập đi vệ sinh hoặc lo lắng về việc bị đau khi đi vệ sinh, trẻ có thể cố tình nhịn đi ngoài. Nếu trẻ có các dấu hiệu căng thẳng khi đi đại tiện như cơ thể gồng lại và mặt đỏ bừng thì có thể trẻ đang cố gắng nhịn đại tiện. Nếu táo bón trở thành mãn tính, các cơ ruột có thể yếu đi, khiến việc đại tiện thậm chí còn khó khăn hơn.
  • Không đủ thời gian đi vệ sinh: Đôi khi trẻ không đi tiêu hết. Điều đó có thể gây ra sự tích tụ phân làm cho đại tràng co thắt và căng ra. Đại tràng phình to có thể dẫn đến phân cứng, to hơn bình thường và khó đi ngoài.
  • Lười hoạt động: Vận động giúp máu lưu thông đến hệ tiêu hóa của trẻ, vì vậy trẻ có thể gặp khó khăn khi đi đại tiện nếu không vận động.
  • Các bệnh lý hệ tiêu hóa: Táo bón đôi khi là triệu chứng của các tình trạng khác, bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS) , không dung nạp lactose, suy giáp và tiểu đường.
  • Trẻ bị nứt hậu môn: Khi trẻ bị nứt hậu môn trẻ sẽ đau khi đi ngoài từ đó trẻ né tránh việc đi ngoài và dẫn đến táo bón.
  • Các chất bổ sung và thuốc: Một số chất bổ sung, chẳng hạn như sắt và một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến táo bón.
  • Căng thẳng: Một đứa trẻ lo lắng hoặc khó chịu có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Trẻ 2 tuổi bị táo bón thì phải làm sao? 2
Trẻ lo lắng hoặc khó chịu có thể bị táo bón

Trẻ 2 tuổi bị táo bón thì phải làm sao?

Khi trẻ táo bón sẽ rất khó chịu có thể quấy khóc và cũng gây khó chịu, lo lắng cho bậc ba mẹ. Vậy làm gì để phòng táo bón ở trẻ em.

  • Hạn chế thực phẩm như chuối, cà rốt nấu chín hoặc bí, và một lượng lớn các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua và kem. Hai cốc sữa mỗi ngày là đủ cho trẻ mới biết đi hoặc trẻ mẫu giáo, đặc biệt là khi con bạn 2 tuổi.
  • Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn của trẻ. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Cung cấp quả mơ, mận, đậu Hà Lan, bông cải xanh và mận khô. Nếu trẻ không thích mùi vị của mận khô, hãy thử thêm nước ép mận khô vào sữa. Chỉ cần 1 muỗng nước ép mận khô trong nửa cốc sữa là có thể đem hiệu quả tốt. Bỏng ngô cũng là một món cung cấp chất xơ tuyệt vời cho trẻ 2 tuổi và đặc biệt nó cũng là sở thích của nhiều trẻ em.
  • Uống nhiều nước: Để giúp phân của trẻ mềm, hãy khuyến khích bé uống thứ gì đó khác ngoài sữa mỗi ngày. Trong đó, nước là sự lựa chọn tốt nhất, bên cạnh đó trẻ có thể có một ít nước ép mận, lê hoặc táo, bạn có thể pha loãng với nước. Hạn chế tiêu thụ nước trái cây, chỉ nên uống ở mức 1/2 cốc mỗi ngày cho trẻ mới biết đi từ 1 đến 3 tuổi, 1/2 đến 3/4 cốc mỗi ngày cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 1 cốc dành cho trẻ từ 7 tuổi trở lên.
  • Khuyến khích tập thể dục hàng ngày: Vận động giúp máu lưu thông đến ruột, giúp kích thích ruột co bóp và tăng thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột.
  • Đợi hoặc ngừng tập đi vệ sinh: Gây áp lực cho trẻ phải sử dụng bô trước khi bé sẵn sàng có thể khiến bé sợ hãi hoặc bực bội, và cuối cùng bé có thể nhịn đi ngoài và gây táo bón.
  • Không khuyến khích nhịn đi cầu: Khuyến khích con bạn sử dụng nhà vệ sinh ngay khi bé cảm thấy muốn đi ngoài hoặc nói với bạn nếu bé cần đi ngoài.
  • Tập thói quen đi ngoài bằng cách cho trẻ chơi trong nhà vệ sinh: Trẻ bị táo bón trong thời gian dài có thể khó nhận biết rằng trẻ buồn vệ sinh. Hãy thử cho bé đi vệ sinh từ 5 đến 10 phút sau bữa sáng và bữa tối. Hãy làm cho nó thành một trải nghiệm thú vị bằng cách đọc sách hoặc nói chuyện với trẻ. Nhưng đừng ép trẻ nếu trẻ không muốn, nếu không trẻ sẽ sợ đi vệ sinh và xem đó như một nổi ám ảnh. 
  • Nếu trẻ bị nứt hậu môn bạn có thể hỏi bác sĩ về việc dùng kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone sau khi tắm nước ấm. Như vậy sẽ giúp giảm đau và thúc đẩy vết nứt mau lành.
Trẻ 2 tuổi bị táo bón thì phải làm sao? 3
Chế độ ăn ảnh hướng rất nhiều đến việc đi ngoài của trẻ

Táo bón thường không phải là điều đáng lo ngại ở trẻ em, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng táo bón của trẻ kéo dài hơn 2 tuần hoặc có dấu hiệu bất thường nào khác như trẻ có sưng ở bụng, giảm cân, phân có máu, sốt, nôn mửa, rách da xung quanh hậu môn thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.