Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ 1 tuổi bị táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ngày 06/08/2023
Kích thước chữ

Táo bón là một vấn đề phổ biến mà nhiều trẻ nhỏ, ngay cả những trẻ 1 tuổi cũng có thể gặp phải. Điều này có thể tạo cảm giác không thoải mái và khó chịu cho bé, đồng thời cản trở sự phát triển của trẻ.

Vì thế, bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về tình trạng bé 1 tuổi bị táo bón và những biện pháp cải thiện một cách an toàn, hiệu quả. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về tình trạng táo bón ở trẻ 1 tuổi

Trẻ 1 tuổi bị táo bón biểu hiện như thế nào?

Táo bón là một triệu chứng phổ biến thường xảy ra ở trẻ em, được nhận biết thông qua tần suất đi đại tiện của trẻ. Trẻ 1 tuổi bị táo bón khi có tình trạng giảm số lần đi đại tiện, phân trở nên khô và cứng hơn, gây ra khó khăn và đau rát khi trẻ đi đại tiện. Để xác định xem trẻ có bị táo bón hay không, các bậc phụ huynh xem xét liệu trẻ đi đại tiện ít hơn 3 lần / tuần hoặc trên 2 ngày / lần.

Tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ 1 tuổi có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng: Táo bón làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và tăng trưởng của trẻ.
  • Trẻ còi cọc và chậm lớn: Sự chậm lớn và còi cọc là các dấu hiệu có thể xuất hiện khi trẻ thường xuyên gặp tình trạng táo bón.
  • Rối loạn tiêu hóa và đầy hơi: Táo bón làm cho tiêu hóa chậm và gây ra cảm giác đầy hơi không thoải mái.
  • Chướng bụng, nôn trớ và ăn khó tiêu: Trẻ bị táo bón thường trải qua các triệu chứng chướng bụng, nôn trớ và ăn khó tiêu , khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn.
  • Nguy cơ hấp thu chất độc từ phân: Những chất độc trong phân cần được thải ra hàng ngày. Nếu không thể tiêu hóa và loại bỏ phân một cách hiệu quả, chúng có thể bị hấp thu trở lại vào máu và gây hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Nguy cơ sa trực tràng và chảy máu trực tràng: Táo bón nặng có thể dẫn đến trẻ ngồi chờ lâu, rặn mạnh khi đi đại tiện, gây ra nguy cơ sa trực tràng và thậm chí gây chảy máu trực tràng do phân quá rắn.
Trẻ 1 tuổi bị táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 1
Tình trạng táo bón khiến trẻ cảm thấy khó chịu

Táo bón ở trẻ 1 tuổi do nguyên nhân nào gây nên?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ 1 tuổi như sau:

  • Chế độ ăn dặm không đúng cách: Khi cha mẹ cho trẻ ăn dặm không đúng cách, chẳng hạn như ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, thiếu chất xơ hoặc chế biến thức ăn quá đặc, trẻ có nguy cơ cao bị táo bón. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và đường ruột của trẻ, dẫn tới hội chứng kém hấp thu.
  • Sữa công thức không phù hợp: Đối với trẻ 1 tuổi, nhiều cha mẹ bổ sung sữa công thức. Tuy nhiên, nếu không biết cách lựa chọn loại sữa phù hợp hoặc sử dụng sữa có công thức giàu đạm và vi chất dinh dưỡng, hệ tiêu hóa của trẻ có thể không chuyển hóa hoàn toàn, gây ra đầy bụng và tình trạng táo bón.
  • Uống ít nước: Thiếu nước sẽ làm cho phân bị khô, cứng và gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, cha mẹ nên đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Bệnh lý và rối loạn tiêu hóa: Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh lý bẩm sinh như vấn đề về tuyến giáp hoặc phình đại tràng cũng là những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa của trẻ không thể tiếp thu loại sữa đang uống và có phản ứng mạnh mẽ với các loại sữa khác.
  • Thói quen nhịn đi vệ sinh: Một số trẻ có thói quen ham chơi và nhịn đi vệ sinh khiến phân trở nên khô cứng.
Trẻ 1 tuổi bị táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 2
Ăn dặm không đúng cách là nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón

Cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi

Thay đổi trong chế độ ăn cho trẻ

Một chế độ ăn hợp lý sẽ hỗ trợ làm mềm phân, giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng, nhanh chóng hơn. Bố mẹ cần chú ý một số điều như sau khi xây dựng thực đơn cho trẻ:

  • Cân đối thực đơn của bé, đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, dầu ăn trong thức ăn. Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp chất xơ và giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Hạn chế đồ ngọt, nước ngọt, thực phẩm giàu chất béo để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Thay thế một phần tinh bột trong thực đơn bằng hạt ngũ cốc hoặc yến mạch.
  • Cung cấp cho bé các loại sinh tố chứa các vitamin cần thiết, nước và chất xơ giúp hỗ trợ sự phục hồi.
  • Sử dụng thuốc làm mềm phân và tăng cường nhu động ruột, nhưng cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc cho bé sử dụng.
  • Nếu tình trạng táo bón kéo dài, tốt nhất là đưa bé đến bệnh viện để được tư vấn, theo dõi và điều trị hiệu quả.
  • Những điều trên sẽ giúp bé có chế độ ăn uống cân bằng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm thiểu nguy cơ táo bón và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.
Trẻ 1 tuổi bị táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 3
Cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện tình trạng táo bón

Thay đổi trong chế độ chăm sóc trẻ

Không chỉ thay đổi chế độ ăn, phụ huynh cũng nên thay đổi cách chăm sóc trẻ 1 tuổi bị táo bón theo các cách sau:

  • Bố mẹ nên theo dõi, hướng dẫn cho con tư thế đi vệ sinh và đại tiện đúng cách.
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày 1 lần vào cùng một thời điểm hàng ngày.
  • Thường xuyên nhắc nhở bé không nên nhịn đi vệ sinh, khuyến khích bé đi tiểu và đại tiện đầy đủ.
  • Khuyến khích bé ra ngoài và tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời để khuyến khích hoạt động vận động, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn.
Trẻ 1 tuổi bị táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 4
Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách để giảm tình trạng táo bón

Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng táo bón ở trẻ 1 tuổi sẽ tự hết hoặc được cải thiện bằng phương pháp điều trị tự nhiên. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bối rối hoặc lo lắng, nên gọi cho bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa nhi để được tư vấn và hỗ trợ sử dụng các loại thuốc.

  • Thuốc đạn glycerin: Đôi khi, thuốc đạn glycerin có thể giúp giảm nhu động ruột và làm giảm tình trạng rách hậu môn sau khi bé đi ngoài phân cứng.
  • Thuốc nhuận tràng không kê đơn: Gồm Maltsupex hoặc Metamucil có thể làm mềm phân cho trẻ lớn hơn, nhưng không nên dùng cho trẻ sơ sinh. Cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào.

Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón và những biện pháp giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện, cha mẹ nên tham khảo ý kiến, hướng dẫn từ bác sĩ để tìm phương pháp xử trí phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin