Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng xăng

Ngày 31/03/2022
Kích thước chữ

Xăng dầu cháy ở nhiệt độ cao nên thường gây bỏng sâu. Di chứng của vết thương do bỏng để lại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhan sắc và đặc biệt là tâm lý của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách thực hiện sơ cứu bỏng xăng để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của vết bỏng.

Điều trị đúng cách ngay sau khi bị bỏng xăng sẽ giúp giảm diện tích và độ sâu của vết bỏng, giúp bệnh tiến triển nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức phòng chống bỏng, mỗi người dân cũng cần nắm vững kiến ​​thức sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng xăng để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế hậu quả do điều trị không đúng cách.

Điều trị đúng cách ngay sau khi bị bỏng xăng sẽ giúp giảm diện tích và độ sâu của vết bỏng, giúp bệnh tiến triển nhẹ hơn Điều trị đúng cách ngay sau khi bị bỏng xăng sẽ giúp giảm diện tích và độ sâu của vết bỏng, giúp bệnh tiến triển nhẹ hơn

Các mức độ tổn thương do bỏng xăng

Dưới đây là 4 mức độ tổn thương do bỏng gây ra:

  • Cấp độ 1: Đây là cấp độ thấp nhất, tình trạng da bị bỏng được đánh giá là nhẹ nhất. Bỏng cấp độ một còn có thể được gọi là bỏng nông. Lúc này người bệnh chỉ bị ảnh hưởng ở lớp ngoài cùng của da, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Một số biểu hiện khi bị bỏng cấp độ 1 là mẩn đỏ, sưng tấy, đau nhức, khi vết bỏng lành lại sẽ khô và bong tróc. Những trường hợp này có thể khỏi bệnh sau 3 đến 6 ngày.
  • Cấp độ 2: Đây là mức độ nghiêm trọng hơn cấp độ 1 vì vết bỏng đã dần dần lan xuống các lớp dưới của da. Một số triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải là da bị nổi mụn nước, mẩn đỏ và sưng tấy, đáng quan tâm hơn là mụn nước có thể mở ra và vết bỏng không khô mà có thể ẩm ướt. Do các mụn nước có thể tự mở nên người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng và giúp vết bỏng nhanh lành hơn. Vết bỏng độ hai thường lành trong khoảng 3 tuần.
  • Cấp độ 3: Đây là vết bỏng rất nặng, ảnh hưởng đến mạch máu và nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể do tổn thương ngày càng lan sâu vào da. Lúc này, nguy cơ tử vong của người bệnh rất cao nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp.
  • Cấp độ 4: Lúc này chắc hẳn người bệnh đã bị bỏng vô cùng nặng nề. Tổn thương ngày càng nặng và lan rộng đến gân và xương.

Bỏng xăng nguy hiểm như thế nào?

Bỏng xăng là bỏng nhiệt khô. Xăng dầu cháy ở nhiệt độ cao nên thường gây bỏng sâu. Di chứng của vết thương do bỏng để lại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhan sắc và đặc biệt là tâm lý của người bệnh.

Bỏng do xăng có những nguy hiểm khác với bỏng thông thường như bỏng dầu ăn, bỏng nước sôi. Trong nhiều trường hợp bỏng xăng, dù được cấp cứu ngay nhưng tỷ lệ thương tật nặng vẫn cao và phải điều trị lâu dài.

Bỏng do xăng có những nguy hiểm khác với bỏng thông thường như bỏng dầu ăn, bỏng nước sôi Bỏng do xăng có những nguy hiểm khác với bỏng thông thường như bỏng dầu ăn, bỏng nước sôi

Các vết thương thường mất nhiều thời gian để chữa lành nếu không được xử lý đúng cách. Vết bỏng trên diện rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, bỏng sâu, co rút bề mặt da và để lại sẹo nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, vết thương có thể bị nhiễm trùng dẫn đến nhiễm trùng máu, suy thận, suy đa tạng, nguy hiểm đến tính mạng.

Việc sơ cứu không đúng cách, tự điều trị tại nhà hoặc các phương pháp dân gian có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương do bỏng xăng và suy đa tạng cho nạn nhân.

Hướng dẫn sơ cứu tai nạn do bỏng xăng

Bỏng xăng có khả năng chữa trị hiệu quả nếu được sơ cứu đúng cách và kịp thời. Dưới đây là các bước để sơ cứu nạn nhân:

Loại bỏ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy, dập lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy... Tiến hành cấp cứu toàn thân, ví dụ trong trường hợp ngừng tuần hoàn, chấn động mạnh, chấn thương liên quan, suy hô hấp cấp do bỏng đường thở.

Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng nước khi dập lửa xăng. Điều này làm cho vết bỏng nặng hơn, vì xăng nổi trên mặt nước sẽ tiếp tục bắt lửa và lan rộng. Bạn nên nhanh chóng trùm chăn, ga lên người nạn nhân.

Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước sạch

Thời gian ngâm mình trong nước lạnh càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 30 phút sau khi bị bỏng. Sau thời gian trên, hiệu quả ngâm không lớn.

Nước để ngâm cần phải là nước sạch với nhiệt độ tiêu chuẩn từ 16 đến 20 độ C. Bạn nên cố gắng chọn các nguồn nước sạch, chẳng hạn như nước đun sôi, nước máy, nước mưa, nước giếng…

Không sử dụng nước ấm, vì ít có hiệu quả trong việc làm mát và giảm đau. Không sử dụng nước đá vì có thể khiến nạn nhân bị nhiễm lạnh. Bạn có thể ngâm vùng bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm vào chậu nước mát hoặc thay khăn ẩm, rửa vùng bỏng liên tục bằng nước sạch.

Nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật, nhẫn và đồng hồ trước khi phần cơ thể bị bỏng bị sưng nề lên. Chỉ cần ngâm và cắt quần áo bị cháy, rửa sạch các tạp chất lạ hoặc tác nhân gây cháy còn bám trên bề mặt.

Bên cạnh đó, bạn cần giữ ấm các bộ phận trên cơ thể mà không bị bỏng. Đối với trẻ em và người già, khi thời tiết chuyển lạnh nên giảm thời gian ngâm mình để chống cảm lạnh.

Che phủ tạm thời vết bỏng

Che vết bỏng bằng vật liệu sạch: Gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải... rồi băng nhẹ bằng băng sạch. Đối với vùng da mặt và bộ phận sinh dục, bạn chỉ cần phủ một lớp băng gạc. Tránh mặc quá chật để tránh gây áp lực lên vùng bị bỏng. Đặc biệt, bạn cần giữ cho vết bỏng sạch sẽ và tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi và không làm vết bỏng bị vỡ ra.

Sử dụng gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải để che phủ tạm thời vết bỏng Sử dụng gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải để che phủ tạm thời vết bỏng

Bù nước, điện giải sau bỏng

Nếu nạn nhân không nôn, không chướng bụng và vẫn tỉnh táo thì cho uống Oresol. Có thể cho trẻ uống trà có đường ấm, nước ép, nước trái cây và cho trẻ bú bình thường.

Đưa nạn nhân đi cấp cứu

Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên khoa

Bạn cần chú ý xem bệnh nhân bỏng nặng có cần cáng hay ô tô để vận chuyển hay không. Nếu vết bỏng liên quan đến chấn thương, gãy xương cần cố định tạm thời vùng bị thương và xương gãy trước khi vận chuyển. Ngoài ra, bạn nên đặt bệnh nhân trên ván cứng và cố định đầu nếu bỏng kèm theo chấn thương cột sống.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức về các cách sơ cứu hiệu quả và nhanh chóng khi bị bỏng xăng. Việc nắm rõ các phương pháp sơ cứu này sẽ giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng do tổn thương của việc bỏng xăng gây ra cũng như rút ngắn hiệu quả thời gian hồi phục của người bệnh.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sơ cứubỏng