Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng là một tai nạn thường gặp trong đời sống, vô cùng nguy hiểm nếu nạn nhân không được sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn các bước sơ cứu khi bị bỏng hiệu quả nhất nhé.
Bỏng là tình trạng tổn thương phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải chỉ cần một chút bất cẩn nhưng rất nhiều người trong thực tế vẫn còn thiếu kiến thức và kỹ năng trong việc sơ cứu, xử lý các trường hợp như vậy. Bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn bạn các bước sơ cứu khi bị bỏng dễ hiểu nhất nhé.
Bỏng là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và trong sản xuất bởi nhiều tác nhân khác nhau bao gồm bỏng nhiệt ướt, bỏng nhiệt khô, bỏng hóa chất, bỏng điện giật. Bỏng nhiệt ướt là bỏng bởi nước sôi hoặc nồi canh sôi… gây nên. Bỏng nhiệt khô là bỏng bởi nhiệt của ống bô xe máy, bàn là, bếp điện, hơi… Bỏng hóa chất là bỏng do tiếp xúc với các acid mạnh, bazơ mạnh gây nên. Bỏng điện là loại bỏng do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh. Việc sơ cứu ban đầu khi bị bỏng có vai trò quan trọng giúp cho vết thương không nặng thêm và tránh tình trạng bội nhiễm. Nắm rõ kiến thức và hiểu đúng về cách sơ cứu khi bị bỏng sẽ giúp chúng ta có kỹ năng xử lý kịp thời giúp vết thương không trở nên tồi tệ thêm.
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước sơ cứu khi bị bỏng hiệu quả như sau:
Dù bỏng xảy ra bởi bất kỳ tác nhân nào thì việc sơ cứu khi bị bỏng là việc ưu tiên hàng đầu bằng cách loại bỏ các tác nhân và đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm ngay lập tức. Đối với bỏng do lửa, bước đầu tiên bạn nên sử dụng cát, nước, áo khoác, áo choàng, chăn hay mảnh vải lớn… đập dập lửa đang cháy, bỏng điện giật cần đưa nạn nhân ra khỏi khu vực dòng điện. Nhanh chóng cởi bỏ quần áo trên người nạn nhân có hiện tượng âm ỉ cháy. Choàng mảnh vải lớn, chăn, áo choàng vật liệu vải thô lên người để tránh da thịt bị tiếp xúc với lửa gây tổn thương cơ thể.
Sau khi đưa nạn nhân an toàn ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhanh chóng đưa vùng da bị tổn thương vào nước mát sạch để vệ sinh vết thương trong vòng ít nhất 15 phút để tránh nhiễm trùng. Điều này sẽ giúp vết bỏng dịu đi, giảm cảm giác đau rát, sưng tấy và vết bỏng cũng không ăn sâu vào trong da. Lưu ý chỉ nên dùng nước mát mà không phải dùng nước đá lạnh vì chỉ làm vết thương nặng hơn.
Sau khi rửa sạch vết bỏng cần được băng lại bằng cách sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc miếng vải nhỏ sạch giúp vết bỏng tránh tiếp xúc với bụi làm nhiễm trùng vết thương. Với những vết bỏng có diện tích nhỏ, không nặng, nạn nhân có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Còn đối với những vết thương có diện tích lớn, bỏng nặng hơn, sau khi sơ cứu ban đầu cần được đưa ngay đến cơ sở, trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị vết thương kịp thời nhé.
Vùng da bị bỏng khi ngâm với nước đá lạnh sẽ khiến cho thân nhiệt giảm dẫn đến co mạch máu, co cơ làm cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Phương pháp này khá phổ biến và được nhiều người sử dụng để sơ cứu vết bỏng mà không biết được hệ quả mà nó gây ra. Do vậy, chúng ta cần lưu ý không ngâm rửa vết bỏng với nước đá lạnh mà chỉ sử dụng nước nguội sach.
Kem đánh răng có tính mát và thường được nhiều người không biết mà sử dụng để bôi lên vết bỏng nhằm mục đích giảm nhiệt và giảm đau. Tuy nhiên trong kem đánh răng chỉ chứa kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng còn khiến nạn nhân cảm thấy đau đớn thêm. Kem đánh răng chỉ sử dụng khi nạn nhân bị bỏng axit và cần được trung hòa. Cùng với đó, không bôi nước mắm, vắt nước củ ráy… những phương pháp dân gian phản khoa học lên vết bỏng. Điều đó chỉ làm cho vết thương của bạn lâu lành hơn thôi.
Khi bị bỏng, có những bọng nước nổi lên bề mặt da, nhiều người đã nghĩ rằng chọc vỡ chúng để vết thương mau lành. Điều này là không nên. Nếu những bọng nước bị chọc vỡ, có thể nạn nhân sẽ bị nhiễm trùng vết thương do vi khuẩn thâm nhập vào bên trong khiến vết thương lở loét và lâu lành hơn. Do vậy, tuyệt đối không chọc vỡ bọng nước.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các bước sơ cứu khi bị bỏng và những điều cần lưu ý khi sơ cứu vết bỏng. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức cũng như kỹ năng trong việc sơ cứu và xử trí vết bỏng đúng cách nhé.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.