Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Giúp trẻ đương đầu với bệnh tật

Ngày 22/07/2022
Kích thước chữ

Căn bệnh ung thư đã lấy đi rất nhiều sinh mạng của trẻ em có tác động rất nhiều đến đời sống của trẻ và làm thay đổi cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là những cách giúp trẻ có thể đương đầu với căn bệnh ung thư mời các bạn cùng tham khảo.

Cuộc sống, cách nhìn nhận của những đứa trẻ mắc căn bệnh ung thư thường bị đảo lộn. Chính vì vậy nhằm giúp những đứa trẻ đang mắc căn bệnh ung thư trở lại cuộc sống bình thường Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ cho cha mẹ những cách để cùng con trẻ đương đầu với căn bệnh ung thư.

Cần thay đổi vẻ bề ngoài khi bị ung thư 

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Giúp trẻ đương đầu với bệnh tật 1 Tóc giả giúp trẻ bị ung thư cảm thấy tự tin hơn

Trẻ sẽ không cảm thấy tự ti, mặc cảm khi có ngoại hình đẹp. Ngược lại, trẻ rất dễ bị ngại ngùng, mệt mỏi thậm chí bị trầm cảm khi đối với những người xung quanh nếu có ngoại hình xấu chỉ vì căn bệnh ung thư. Hãy giúp đỡ trẻ ung thư, để trẻ có thể tự hoàn thiện bản thân hơn bằng cách sử dụng tóc giả hoặc các phụ kiện trang trí khác theo màu sắc mà các bé yêu thích để bé cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp với người thân, bạn bè.

Khắc phục cho trẻ việc rụng tóc

Trong quá trình điều trị, trẻ bị rụng tóc là điều rất thường tình. Ngoài thời gian điều trị cho trẻ, hãy đội mũ lưỡi trai, khăn choàng hoặc tóc giả, điều này giúp trẻ bớt mặc cảm về ngoại hình. Hoặc giúp trẻ tạo kiểu tóc, việc này tránh nhận thấy trẻ đang ngày càng rụng tóc, tuy nhiên việc này chỉ là giải pháp tạm thời.

Duy trì cân nặng ban đầu

Trong quá trình điều trị ung thư trẻ sẽ bị tăng cân hoặc giảm cân đột ngột trong quá trình trị liệu. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, làm sao để trẻ tăng cân đột ngột gây béo phì hoặc sụt giảm cân đột ngột để trẻ duy trì được sức khỏe tốt trong cả quá trình điều trị ung thư.

Giúp trẻ giữ liên lạc giữa trẻ với những người bạn

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Giúp trẻ đương đầu với bệnh tật 2 Việc giữ liên lạc với bạn bè giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và lạc quan

Hãy giúp trẻ giữ liên lạc với bạn bè nếu không được gặp trực tiếp, hãy giúp trẻ duy trì mối quan hệ này qua gọi điện, nhắn tin, các phương thức giao tiếp trực tuyến khác. Nếu trẻ muốn gặp những người bạn trực tiếp, hãy giúp trẻ thực hiện điều đó để trẻ cảm thấy vui vẻ và thoải mái nhất.

Tạo ra nhiều hoạt động tránh nhàm chán cho trẻ

Để cuộc sống trong quá trình trị liệu của trẻ không bị nhàm chán, tẻ nhạt các bạn nên đưa trẻ đi mua sắm, thay đổi phong cách. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể đưa trẻ đi chơi ở những khu vui chơi giúp cho tinh thần của trẻ được thư giãn và thoải mái nhất.

Thay đổi trong các mối quan hệ

Quá trình điều trị lâu dài, các mối quan hệ của trẻ sẽ không tự nhiên nữa, luôn có một thứ xa lạ ngăn cách. Một số người bạn cũ tại trường sẽ không quan tâm trẻ như lúc ban đầu, do không biết nên nói gì khi tiếp xúc hoặc cũng có thể do lời nói không suy nghĩ mà làm chỗ trẻ bị ung thư buồn. Điều này rất dễ làm cho trẻ bị tổn thương do vậy nên tạo thêm nhiều mối quan hệ với những người bạn cùng điều trị với trẻ. 

Cùng chuyên gia tâm lý thay đổi cảm xúc tốt lên

Nhờ tới sự giúp đỡ của một số chuyên gia về tâm lý. Cảm xúc của trẻ không được thay đổi tốt lên rất dễ bị trầm cảm, biểu hiện như:

  • Hoạt động trước đây trẻ ưa thích không còn hứng thú.
  • Thói quen hàng ngày thay đổi, đặc biệt là trong giấc ngủ, trẻ dễ bị mất ngủ và không còn ngủ sâu giấc như trước.
  • Hoạt động thường ngày của trẻ dần chậm chạp, uể oải, không có sức sống. 
  • Lỗi lầm mà trẻ gây ra, trẻ sẽ cảm thấy vô dụng và rất tội lỗi.
  • Không tập trung và nói về cái chết.

Thay đổi, quan tâm tới những cảm xúc của trẻ

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Giúp trẻ đương đầu với bệnh tật 3 Ba mẹ luôn phải quan tâm tới những cảm xúc của trẻ khi điều trị bệnh

Một số trẻ khi bị ung thư sẽ vẫn có những suy nghĩ tích cực. Một số trẻ lại ngược lại, suy nghĩ hoặc luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, chán nản, thậm chí thờ ơ, phớt lờ lời nói. Hãy trao đổi nhiều với trẻ về vấn đề này, cùng trẻ giải quyết. Những tiêu cực không thể giải quyết, tình hình càng xấu đi, bạn có thể gặp các nhà công tác xã hội chuyên về đời sống của trẻ, hoặc nhà tâm lý học, để tìm ra hướng giải quyết nhanh và hiệu quả. 

Luôn ở bên trẻ mỗi khi trẻ cần, lắng nghe và tìm hiểu sở thích của trẻ. Bạn có thể làm giảm tiêu cực của trẻ bằng việc nhanh chóng đánh lạc hướng, tạo ra sự giải trí khi trẻ quá trầm ổn, yên lặng.

Bên cạnh đó, hãy cùng trẻ thư giãn tâm trí bằng việc cùng trẻ chơi game, xem phim, nghe nhạc. Tăng cường sức khỏe bằng thực hiện các bài tập tốt cho cơ bắp. Hãy bộc lộ cảm xúc của bản thân đối với trẻ và không nên quá giấu diếm cảm xúc của bản thân tránh việc trẻ học theo. 

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin để chăm sóc trẻ bị ung thư. Giúp trẻ luôn có những suy nghĩ tích cực và luôn lạc quan yêu đời, vượt qua bệnh tật khó khăn.

Minh Thúy

Nguồn: Y học cộng đồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin