Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hút sản dịch có đau không? Cách phòng ngừa bế sản dịch hiệu quả

Ngày 18/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hút sản dịch có đau không? Chắc hẳn đây là nỗi niềm thắc mắc của nhiều chị em đang mắc phải tình trạng sản dịch không thoát ra bên ngoài được, cần phương pháp can thiệp để giải quyết tình trạng này. Bài viết sau đây sẽ giải đáp nỗi niềm băn khoăn trên cho các chị em biết để có cách phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Trong thời kỳ hậu sản, nếu gặp phải tình trạng bế sản dịch, sản phụ cần thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời. Hút sản dịch là một trong những phương pháp giải quyết tình trạng trên. Để giải đáp thắc mắc hút sản dịch có đau không thì điều đầu tiên các chị em cần là phải biết đến phương pháp làm sạch sản dịch này.

Phương pháp hút sản dịch là gì?

Bất kể sinh mổ hay sinh thường, sản phụ đều gặp phải tình trạng xuất hiện sản dịch. Và một trong những lý do như: Sinh mổ nên tử cung co bóp kém, mất quá nhiều máu trong lúc sinh dẫn đến tử cung mất khả năng co bóp, xuất hiện biến chứng trong và sau khi sinh,... đều là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc sản dịch.

Khi bị tắc sản dịch, sẽ xuất hiện các tình trạng sau:

  • Rất ít sản dịch chảy ra, ngửi có mùi hôi vì bị nhiễm trùng.
  • Hạ vị bị căng tức, lâu lâu xuất hiện cơn đau âm ỉ.
  • Khi sờ vùng bụng có cảm thấy cục cứng.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường.
  • Khi ấn đáy tử cung thấy đau, do cổ tử cung bị đóng kín.
Góc giải đáp: Hút sản dịch có đau không? 1
Hạ vị bị đau là dấu hiệu của bế sản dịch

Hút sản dịch là một trong những phương pháp khắc phục tình trạng trên. Hút sản dịch là bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một thiết bị đặc biệt là ống hút chuyên dụng để hút hết sản dịch ra ngoài. Ống hút này phải được vô trùng hoàn toàn và sử dụng an toàn. Nếu không, sản phụ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản sau này.

Hút sản dịch có đau không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, hút sản dịch sẽ không có cảm giác đau đớn bởi vì sản phụ được gây mê hoặc gây tê trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, sản phụ sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu nếu các chị em thực hiện biện pháp tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở điều trị uy tín. Bằng các nghiệp vụ chuyên nghiệp của các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều tuổi nghề, thiết bị y khoa tiên tiến, đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, thì cảm giác đau của chị em khi thực hiện hút sản dịch sẽ thuyên giảm. Nếu các chị em thực hiện tại các cơ sở không uy tín, trang thiết bị truyền thống, lạc hậu,... thì sẽ gây ra cảm giác đau đớn và nhiều hệ lụy nghiêm trọng sau này.

Góc giải đáp: Hút sản dịch có đau không? 2
Hút sản dịch có đau không phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ chuyên khoa

Mách các chị em sản phụ cách phòng ngừa bế sản dịch

Để phòng ngừa tình trạng bế sản dịch, và phải dùng tới biện pháp hút sản dịch thì các chị em sản phụ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Để tránh gặp phải tình trạng trạng viêm, nhiễm đường âm đạo, tử cung chị em phụ nữ phải biết cách vệ sinh vùng kín đúng cách. Thường xuyên rửa sạch vùng kín bằng nước sạch sau mỗi lần thay băng, nên sử dụng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh pha loãng để đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phụ cần sử dụng băng vệ sinh chuyên dùng cho tình trạng sản dịch, phải thay băng 4-5 lần/ngày. Tuyệt đối không sử dụng tampon, không thụt rửa âm đạo, không tắm bồn để tránh lây, viêm nhiễm phụ khoa.
  • Vận động nhẹ nhàng: Mặc dù sau sinh mẹ bầu cần nghỉ ngơi, nhưng tuyệt đối phải vận động khoảng 6-8 tiếng/ngày. Điều này giúp tử cung co bóp, thúc đẩy sản dịch ra bên ngoài một cách nhanh chóng. Thời gian hậu sản cũng được rút ngắn lại.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ sớm: Đây là phương pháp gián tiếp kích thích tử cung co bóp, giúp đẩy sản dịch ra bên ngoài. Để tăng cường phương pháp này, thai phụ có thể sử dụng mẹo kích sữa như massage ngực, cho bé bú thường xuyên, hút sữa bằng máy,...
  • Ăn uống lành mạnh, hợp lý: Phụ nữ trong thời kỳ hậu sản phải có chế độ ăn uống riêng, điều này kích thích tăng lượng sữa giúp đẩy nhanh quá trình hậu sản, sản dịch sẽ mau hết. Nên sử dụng các loại thực phẩm giúp lợi sữa như: rau ngót, ngải cứu, đu đủ, chuối,...
  • Không được nhịn tiểu: Sau sinh, nhiều chị em có thể sẽ mắc phải tình trạng bàng quang hoạt động kém bởi vì có cảm giác không cần đi tiểu kể cả bàng quang đã khá đầy. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiết niệu mà còn ảnh hưởng đến tử cung, nó làm giảm khả năng co bóp của tử cung gây ra tình trạng tắc sản dịch nên các chị em lưu ý, đừng quên đi vệ sinh thường xuyên.
Góc giải đáp: Hút sản dịch có đau không? 3
Cho bé bú sữa mẹ là một trong những cách phòng ngừa bế sản dịch

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn để giải đáp cho thắc mắc hút sản dịch có đau không. Để hút sản dịch không đau, chị em phụ nữ nên đi khám bệnh và điều trị tại cơ sở uy tín khi xảy ra tình trạng bất thường trong thời kỳ hậu sản. Việc phát hiện sớm và chữa trị thì tình trạng tắc sản dịch sẽ được giải quyết và biện pháp hút sản dịch sẽ không còn là nỗi ám ảnh mà nó sẽ là biện pháp hiệu quả cho bà bầu cũng như tránh những biến chứng sản khoa sau này.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm