Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyết áp rất quan trọng, là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Bất kì sự dao động quá mức nào của huyết áp, cao hay thấp đều là nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Vậy huyết áp bao nhiêu là thấp và làm cách nào để luôn giữ huyết áp trong ngưỡng an toàn? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Chúng ta thường nghe nói nhiều đến cao huyết áp nhưng chỉ số huyết áp thấp vẫn có thể gây nguy hiểm do thiếu máu cung cấp đến tim, não và các bộ phận khác. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng huyết áp thấp cùng cách phòng ngừa hiệu quả.
Huyết áp là thước đo lực của máu tác động lên thành động mạch khi máu chảy qua chúng. Đơn vị dùng để đo huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg). Khi đo huyết áp, chúng ta sẽ thấy kết quả thể hiện bằng hai con số, được gọi là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Huyết áp thấp (hay chứng giảm huyết áp) chỉ những người có mức huyết áp thấp hơn mức bình thường. Người huyết áp thấp có nguy cơ gặp phải một số tình trạng nguy hiểm đến tim, gây ngất, choáng, thậm chí sẽ dẫn tới các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết…
Người bình thường sẽ có chỉ số huyết áp 120/80 mmHg (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương).
Vậy huyết áp bao nhiêu là thấp? Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Khi bạn thấy kết quả đo huyết áp (cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi) cho ra chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg thì người đó có chỉ số huyết áp thấp.
Nếu thấy kết quả biểu đạt chỉ số huyết áp thấp, bạn cũng không cần quá lo lắng vì với một người khỏe mạnh bình thường thường không có triệu chứng gì cũng như không cần điều trị. Nhưng nếu bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bạn có bệnh huyết áp thấp thì cần phải theo dõi và điều trị, nhất là người già, người bệnh mạn tính để tránh huyết áp thấp gây nguy hiểm cho người bệnh. Khi máu không đủ đến tim, não hoặc các bộ phận khác trong cơ thể sẽ đưa đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Ngoài ra còn có một số trường hợp khiến huyết áp có thể giảm đột ngột do:
Huyết áp thấp ở một số người chính là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề tiềm ẩn, nhất là khi huyết áp đột ngột giảm hoặc đi kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
Khi huyết áp quá thấp có thể sẽ đe dọa đến tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo huyết áp thấp bao gồm:
Huyết áp cao hay thấp đều không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Do đó, bạn cần chú ý điều trị để đưa chỉ số huyết áp về lại mức an toàn bằng những cách sau đây:
Việc phòng ngừa bệnh bao giờ cũng tốt hơn điều trị. Huyết áp thấp cũng có thể phòng ngừa nếu bạn chú ý những điều sau đây:
Hi vọng các chia sẻ về huyết áp bao nhiêu là thấp bên trên sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi huyết áp hàng ngày là việc thực sự cần thiết đối với người lớn tuổi và người mắc bệnh huyết áp. Do đó, trang bị dụng cụ máy đo huyết áp tại nhà sẽ rất tiện lợi, bạn có thể tự đo cho bản thân hoặc người nhà, nhận biết sớm tình trạng huyết áp cao hay thấp để điều trị kịp thời.
Nam Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.