Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chắc hẳn ít ai biết keratinocyte là gì? Đây là tế bào chủ yếu trong lớp biểu bì của da, chúng chịu trách nhiệm sản xuất protein keratin, làm cho da trở nên cứng cáp và chống lại sự tổn thương từ các yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời và cơ chế cơ học. Đây là tế bào phổ biến nhất trong biểu bì và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và bảo vệ da.
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể giúp bao phủ và bảo vệ con người khỏi các tác nhân bên ngoài như vi sinh vật gây nhiễm trùng, tia cực tím, đồng thời duy trì môi trường bên trong cơ thể. Cấu trúc của da bao gồm ba lớp chính là biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Vậy keratinocyte là gì, chúng thuộc lớp tế bào nào?
Trước khi giải đáp keratinocyte là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về lớp biểu bì của da, nơi sản sinh ra keratinocyte. Lớp biểu bì (hay còn gọi thượng bì) là lớp tầng đầu tiên của cấu trúc da. Chức năng chính của nó là tạo ra một lớp bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài và duy trì các hoạt động sinh lý bình thường dưới da. Độ dày của lớp này thường dao động từ 0,7 đến 1,8 mm, tùy thuộc vào vị trí trên cơ thể. Vùng da quanh mắt thường là mỏng nhất, làm cho nó dễ bị tổn thương và lão hóa da nhanh hơn.
Lớp biểu bì trên da bao gồm bốn lớp chính:
Trong trường hợp của lòng bàn tay và bàn chân, còn có một lớp bổ sung được gọi là lớp bóng (stratum lucidum), nằm giữa lớp sừng và lớp hạt. Ngoài ra, lớp biểu bì cũng chứa một phần cấu tạo của nang lông và tuyến mồ hôi.
Keratinocyte là nhóm tế bào chuyên biệt chiếm ưu thế ở lớp biểu bì, lớp ngoài cùng của da. Chúng được đặt tên theo vai trò chính của mình trong việc sản xuất keratin, một loại protein cấu trúc quan trọng đóng vai trò trong việc tăng cường sức mạnh và khả năng phục hồi của da.
Keratinocyte (hay còn được gọi là tế bào sừng) bắt nguồn từ các tế bào cơ bản ở phần sâu nhất của lớp biểu bì (gọi là lớp đáy). Chúng trải qua quá trình phát triển khi di chuyển lên trên qua các tầng biểu bì, thông qua một quá trình gọi là sừng hóa. Trong quá trình này, chúng thay đổi hình dạng, mất nhân (phần tế bào chứa vật liệu di truyền) và các cơ quan khác của tế bào. Chúng được lấp đầy bằng keratin. Khi đạt đến tầng ngoài cùng của biểu bì (lớp sừng), chúng chứa đầy keratin. Cuối cùng, các tế bào này được loại bỏ khỏi lớp biểu bì trong một quá trình gọi là bong tróc và các tế bào sừng mới từ các tầng sâu hơn sẽ thay thế chúng.
Keratinocyte (tế bào sừng) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hàng rào bảo vệ, giúp da tránh khỏi các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, tác động của tia UV và sự mài mòn vật lý. Chúng cũng giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh việc mất nước của cơ thể, giúp duy trì độ ẩm cần thiết. Khi da bị tổn thương, tế bào sừng được kích hoạt và tham gia vào quá trình chữa lành vết thương bằng cách tạo ra các phân tử tín hiệu để kích thích hệ miễn dịch và sửa chữa các mô bị tổn thương. Ngoài ra, keratinocyte cũng tương tác với các loại tế bào khác trong da như tế bào melanocytes (sản xuất sắc tố) và tế bào langerhans (liên quan đến phản ứng miễn dịch).
Diễn biến chu trình phát triển của keratinocyte như sau:
Bài viết trên đây của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp thắc mắc keratinocyte là gì. Da là một cấu trúc có sự phát triển và thay mới thường xuyên, nhờ đó keratinocyte được loại bỏ liên tục giúp làn da mịn màng, sáng bóng. Hãy vệ sinh và chăm sóc da một cách khoa học để bảo vệ làn da của chính mình nhé.
Xem thêm: Ung thư tế bào Hurthle: Căn bệnh hiếm gặp trong ung thư tuyến giáp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.