Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Khám tai: 3 vị trí quan trọng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về tai

Ngày 14/04/2024
Kích thước chữ

Khám tai là cách đơn giản nhất để chẩn đoán tổng quát các bệnh lý về tai mà người khám có thể mắc phải, nhưng phần lớn mọi người đều bỏ qua các triệu chứng bệnh về tai, từ đó dẫn đến nhiều kết quả nguy hại đến sức khỏe nói chung.

Có thể đa số mọi người đều nghĩ rằng các bệnh lý về tai không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng thực tế lại chứng minh rằng các bệnh lý về tai cực kỳ nguy hiểm nếu như phát hiện giai đoạn nặng, thậm chí gây điếc vĩnh viễn kèm theo nhiều biến chứng khó lường. Vì thế việc khám tai cũng cần được thực hiện định kỳ để tránh khi bệnh nặng mới đi khám, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn một số dấu hiệu cảnh báo thường gặp và các bước trong quá trình khám tai, mọi người xem qua nhé.

Các dấu hiệu bệnh lý về tai phổ biến mọi người thường bỏ qua

So với nhiều bộ phận khác của cơ thể, cơ quan thính giác cũng quan trọng không kém nhưng lại rất dễ bị tổn thương trước những tác động từ bên ngoài, dưới đây là một số bệnh lý về tai thường xảy ra mà chúng ta thường chủ quan, vô tình dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa do vi khuẩn xâm nhập bên trong gây sưng viêm ống tai, thường gặp ở trẻ nhỏ vì vòi nhĩ và hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện. Bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng có thể gây xung huyết, có mủ làm màng nhĩ bị thủng, gây ra tổn thương ống tai giữa giảm khả năng nghe, đau họng, sưng hạch bạch huyết,...

Lúc này bệnh nhân cần được điều trị nội khoa để kiểm soát bệnh, ngược lại có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và làm mất thính lực vĩnh viễn.

Khám tai: 3 vị trí quan trọng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về tai 1
Bệnh viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Bệnh viêm ống tai ngoài

Viêm tai ngoài có mức độ tổn thương nhẹ hơn so với nhiễm trùng tai giữa, với biểu hiện ngứa rát, đỏ nhẹ tai, sốt, ù tai và bị chảy dịch tai. Mặc dù không khó điều trị, nhưng để càng lâu sẽ càng dễ biến chứng làm nhiễm trùng tai giữa, mất thính giác tạm thời, viêm mô tế bào,… nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh chàm tai

Chàm tai là tổn thương da ở vị trí vành tai, ống tai ngoài và da bao quanh vành tai, dễ gặp ở trẻ nhỏ. Xuất hiện với các mảng da sần gây ngứa và các mụn nước li ti bị ửng đỏ trên da.

Bệnh viêm sụn vành tai

Viêm sụn vành tai phần lớn do chấn thương gây ứ máu ở vành tai vì chất dinh dưỡng không thể vận chuyển đến tai, gây hoại tử làm ống tai ngoài bị vùi lấp. Nguy hiểm hơn tình trạng ứ máu còn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng với dấu hiệu viêm sụn vành tai, ù tai, đau vành tai,...

Bệnh viêm tai xương chũm

Xương chũm là một phần của tai giữa, nếu bị viêm tai xương chũm có thể do chịu ảnh hưởng từ viêm tai giữa. Người bệnh không nên chủ quan vì biểu hiện này có gây liệt mặt, áp xe đại não, viêm màng não,...

Bệnh u dây thần kinh thính giác

U dây thần kinh thính giác thường nằm ở dây thần kinh tiền đình, làm thính lực bị ảnh hưởng, khối u sẽ chèn ép thần kinh có thể khiến bị liệt cơ mặt, đi đứng không vững. Người ở độ tuổi từ 30 - 60 tuổi sẽ dễ mắc bệnh u dây thần kinh thính giác nhưng bệnh không có khả năng lây nhiễm.

Khám tai: 3 vị trí quan trọng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về tai 2
Bệnh u dây thần kinh thị giác dễ xảy ra trong độ tuổi từ 30 - 60 tuổi

Bệnh rối loạn mạch máu tai

Rối loạn mạch máu làm lưu lượng máu truyền đến tai bị tắc nghẽn, giảm thính lực có thể làm động mạch tai bị xơ cứng và tắc nghẽn dòng máu tuần hoàn, thay đổi áp suất và tăng lưu lượng máu.

Bệnh rối loạn thính lực

Rối loạn thính lực xuất phát từ việc tích tụ nhiều chất lỏng, khi mắc bệnh sẽ cảm thấy ù tai, chóng mặt và mất thăng bằng. Hiện nay vẫn chưa có giải pháp điều trị bệnh dứt điểm nên cần được kiểm soát các triệu chứng rối loạn tiền đìnhsuy giảm thính lực.

Bệnh thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ xảy ra khi bị chấn thương hoặc viêm một chỗ trong thời gian dài, thường có biểu hiện nghe kém, bị đau trong tai và ù tai. Nếu phát hiện trễ có thể gây viêm tai giữa hoặc u nang tai giữa.

Bệnh rò luân nhĩ

Bệnh rò luân nhĩ có cảm giác ngứa, dịch hôi ở miệng ống rò và bã đậu trắng khi trước vành tai có một lỗ nhỏ đi sâu vào bên trong và bám màng sụn. Một số trường hợp mắc bệnh có thể gây bội nhiễm và áp xe.

Khám tai: 3 vị trí quan trọng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về tai 3
Rò luân nhĩ thường có mùi hôi bị rò rỉ từ một lỗ nhỏ bên trong

Cần thực hiện khám tai trong trường hợp nào?

Bạn nên đến các đơn vị y tế để thực hiện khám tai và sàng lọc các vấn đề về tai như suy giảm thính lực đột ngột, đau tai, dị vật trong tai, chảy mủ,... tránh bị nhiễm trùng, viêm tai, thủng màng nhĩ,... và để bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ trước khi chỉ định nội soi tai mũi họng. Cụ thể các trường hợp bao gồm:

  • Khám tai sàng lọc tìm ra nguyên nhân gây mất thính lực ở trẻ nhỏ.
  • Khám tai để tìm ra nguyên nhân gây đau tai, có cảm giác áp lực, đầy trong tai, bị mất thính giác đột ngột.
  • Khám tai để kiểm tra và làm sạch ráy tai hoặc vật thể lạ trong ống tai.
  • Khám tai để xác định vị trí bệnh nhiễm trùng ống tai ngoài hoặc viêm tai giữa.
  • Khám tai để tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc hoặc khi nghi ngờ nhiễm trùng tai.
  • Khám tai khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Tình trạng suy giảm thính giác sẽ có xu hướng từ nhẹ đến nặng, diễn ra trong thời gian dài, có đôi khi điếc đột ngột hoặc đang nghe bình thường thì khả năng nghe bị kém đi.

3 vị trí quan trọng cần biết khi khám tai

Trong quy trình khám tai, sẽ có 3 vị trí quan trọng thường là biểu hiện cảnh báo những bệnh lý xương mãn tính như viêm xương chũm cấp, viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm,...

Ống tai ngoài

Khi khám ống tai ngoài, bác sĩ sẽ kéo vành tai ra sau hoặc kéo lên trên, sau đó dùng đèn soi vào ống tai để chẩn đoán viêm ống tai ngoài, ống tai viêm có mụn nhọt,...

Màng nhĩ

  • Màng nhĩ khi ở trạng thái bình thường sẽ sáng và trong suốt, bác sĩ có thể quan sát rõ ràng các cấu trúc bên trong tai.
  • Khám màng nhĩ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường trong màng nhĩ như viêm tai giữa cấp, viêm màng nhĩ, thủng màng nhĩ,... Qua các thay đổi về độ bóng, độ nghiêng và màu sắc.
  • Riêng trường hợp thủng màng nhĩ, bác sĩ sẽ kiểm tra phần lỗ thủng nằm ở màng trùng hay màng căn, bị thủng bao nhiêu lỗ, kích thước,...
Khám tai: 3 vị trí quan trọng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về tai 4
Màng nhĩ là một trong ba vị trí quan trọng trong quy trình khám tai

Vòi nhĩ

Khám vòi nhĩ để kiểm tra hoạt động của vòi nhĩ có bình thường không, đồng thời phát hiện sớm các tình trạng vòi nhĩ bị hẹp hoặc giãn rộng, viêm tai giữa kèm thủng,... Để đưa ra chẩn đoán các bệnh suy giảm thính giác hoặc ù tai. Theo đó bác sĩ sẽ lựa chọn áp dụng các cách như: Nghiệm pháp valsava, toynbee, politzer,...

Khám tai là bước thực hiện đơn giản, tiết kiệm chi phí để phát hiện sớm các bệnh lý về tai, từ đó bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị càng sớm càng tốt, phòng ngừa bệnh trở nặng sẽ nguy hiểm đến bệnh nhân.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin