Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khàn tiếng chữa bằng cách nào?

Ngày 27/08/2022
Kích thước chữ

Khàn tiếng chữa bằng cách nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người về tình trạng khàn tiếng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Khi triệu chứng này kéo dài dai dẳng hoặc nhiều lần tái phát có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu bỏ túi các cách chữa khàn tiếng ngay nhé!

Khàn tiếng thường là biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng. Bệnh sẽ tự khỏi sau một vài ngày là suy nghĩ chủ quan của rất nhiều người. Tuy nhiên, những biến chứng nguy hiểm như khó thở, tắt tiếng vĩnh viễn khi không điều trị dứt điểm và bệnh liên tục tái phát. Vì vậy khàn tiếng chữa bằng cách nào là điều mà nhiều người cần quan tâm.

Khàn tiếng chữa bằng cách nào? 1 Khàn tiếng chữa bằng cách nào để nhanh khỏi?

Khàn tiếng chữa bằng cách nào?

Khàn tiếng là triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh và khiến việc giao tiếp của họ gặp nhiều trở ngại. Viêm dây thanh quản có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ đó khiến giọng nói của bạn bị thay đổi. Dưới đây là các phương pháp chữa khàn tiếng mà nhà thuốc Long Châu khuyên bạn nên tham khảo.

Muối chữa khàn tiếng

Với khả năng chữa lành và sát khuẩn các mô đang kích thích trong cổ họng, nước muối là lựa chọn chữa khàn tiếng của rất nhiều người. Bạn cần chuẩn bị 1 cốc nước ấm pha với một muỗng cà phê muối để thu được nước muối cần dùng. Súc họng 2 – 3 lần/ngày bằng nước muối cho đến khi tình trạng khàn tiếng được cải thiện hoàn toàn. Để đảm bảo hiệu quả tốt, bạn nên súc miệng buổi sáng và buổi tối sau khi đánh răng.

Khàn tiếng chữa bằng cách nào? 2 Súc miệng nước muối giúp cải thiện khàn tiếng hiệu quả

Lưu ý khi súc miệng bằng nước muối:

  • Các tế bào vùng cổ họng sẽ tổn thương nghiêm trọng và cơ thể bị dư thừa muối nếu bạn pha nước muối quá mặn.
  • Trước khi tiến hành súc họng, cần loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng bằng việc súc miệng trước.
  • Sau khi sử dụng nước muối nên súc miệng lại bằng nước lọc. 

Chanh tươi và mật ong làm giảm khàn tiếng

Vitamin C chứa nhiều trong chanh tươi, nhất là vỏ chanh. Chanh cũng chứa nhiều hoạt chất giúp làm dịu thanh quản, tiêu đờm và cải thiện sức đề kháng. Còn mật ong phổ biến là một vị thuốc kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Vậy kết hợp chanh và mật ong như thế nào để chữa khàn tiếng hiệu quả? 

Các bước tiến hành:

  • Chuẩn bị 1 - 2 quả chanh và 50ml mật ong.
  • Chanh cắt thành từng lát mỏng sau khi đã rửa sạch.
  • Để chanh ngấm hết mật ong, cần ngâm các lát chanh trong 1 - 2 tiếng với 50ml mật ong.
  • Sau khi chanh đã ngấm đều mật ong, ngậm và từ từ nuốt chanh vào cổ họng, tiến hành thường xuyên mỗi ngày cho đến khi giọng trở lại bình thường.

Chữa khàn tiếng bằng chanh tươi và muối

Muối có khả năng chữa lành và sát khuẩn mạnh, việc chữa khàn tiếng sẽ tăng hiệu quả lên đáng kể khi kết hợp muối với chanh. Nếu không có mật ong trong nhà thì đây sẽ là giải pháp tối ưu đối với gia đình bạn.

Khàn tiếng chữa bằng cách nào? 3 Chanh tươi và muối là lựa chọn không tồi để chữa khàn tiếng

Các bước tiến hành: 

  • Chuẩn bị 1 - 2 quả chanh tươi và 50g muối.
  • Chanh cắt thành từng lát mỏng sau khi được rửa sạch.
  • Ngậm lát chanh vào sâu cổ họng sau khi rắc ít muối lên chanh, nên thực hiện mỗi ngày đến khi tình trạng khàn tiếng được cải thiện.

Quả quất giúp cải thiện khàn tiếng

Quả quất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, giúp sự sưng tấy trong cổ họng được làm dịu. Vì có tác dụng tương tự chanh tươi nên quất có thể được sự dụng thay thế chanh.

Các bước tiến hành:

  • Chuẩn bị 2 - 3 quả quất và 1 lượng mật ong hoặc đường phèn vừa đủ.
  • Quất thái lát mỏng sau khi rửa thật sạch.
  • Trong chén chuẩn bị sẵn lần lượt cho vào các lát quất mỏng và thêm ít mật ong (đường phèn).
  • Đem chén đi hấp cách thủy 15 phút. Sau đó, ngậm hỗn hợp trên 2 lần/ngày sẽ cải thiện tình trạng khàn tiếng.

Giá đỗ làm giảm khàn tiếng

Khoáng chất, vitamin chứa nhiều trong giá đỗ rất có lợi cho cơ thể giúp làm dịu cổ họng, cải thiện khàn tiếng, thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Nước giá đỗ là một loại đồ uống giúp giữ tiếng không bị khàn và giọng trong trở lại, thường được giảng viên thanh nhạc hay các ca sĩ sử dụng.

Khàn tiếng chữa bằng cách nào? 3 Giá đỗ chữa khàn tiếng 

Các bước tiến hành:

  • Chuẩn bị 1 nắm giá đỗ.
  • Giá đỗ phải được rửa thật sạch và để thật ráo nước.
  • Giá đỗ sau khi ráo nước, giã nát để thu nước cốt.
  • Nước cốt giá đỗ ngậm trong miệng sau đó từ từ nuốt vào. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai sống giá đỗ, nuốt từ từ sau khi ngậm trong họng một lát, thực hiện 2 - 3 lần/ngày sẽ phục hồi giọng hiệu quả.

Lá hẹ

Lá hẹ không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà nó còn là một loại thảo dược trị khàn tiếng hiệu quả. Vì chứa sunfua, odorin và saponin là các hoạt chất kháng sinh mạnh, lá hẹ giúp ức chế một số vi khuẩn gây bệnh ở thanh quản và tụ cầu. 

Các bước tiến hành:

  • Chuẩn bị 1 nắm giá đỗ và khoảng 3 muỗng mật ong.
  • Lá hẹ rửa sạch và để nó ráo nước.
  • Từng khúc lá hẹ cỡ 1cm được cắt ra và cho vào chén.
  • Thêm 3 muỗng mật ong vào chén và trộn đều, sau đó hấp cách thủy đến khi chín nhừ, chắt lá hẹ lấy nước cốt.
  • Mỗi lần dùng 2 thìa nước cốt lá hẹ, uống đều đặn 3 lần/ngày, nên hâm nóng lại khi dùng. Tốt nhất bạn nên dùng cả nước lẫn lá hẹ.

Gừng làm giảm khàn tiếng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam. Nó không chỉ tạo hương vị cho món ăn mà còn có tác dụng chống viêm, hỗ trợ khôi phục dây thanh quản, lưu thông máu và giảm đau tự nhiên.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng.
  • 1 ít mật ong.

Các bước tiến hành:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng và lượng mật ong vừa đủ.
  • Củ gừng đem gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát.
  • Cho hết lát gừng vào ly nước sôi và đậy nắp lại, ngâm gừng trong 10 phút.
  • Gừng hòa tan trong nước sau khi tiết hết hoạt chất, bạn có thể thưởng thức với 1 ít mật ong. Bạn sử dụng 3 - 4 lần/ngày, uống thường xuyên đến khi tình trạng khàn tiếng được cải thiện.

Tỏi chữa khàn tiếng

Chất chống oxy hóa siêu mạnh axilin chứa trong tỏi có khả năng sát khuẩn,giúp khôi phục tổn thương ở dây thanh quản, cải thiện hệ miễn dịch, chống ung thư.

Các bước tiến hành và sử dụng: 

  • Chuẩn bị 2 tép tỏi và lượng mật ong vừa đủ.
  • Tỏi được lột vỏ và rửa sạch, cần để cho ráo nước.
  • Tép tỏi giã nát thu nước cốt, hòa nó chung với một ít mật ong giúp tăng vị giác và dùng 3 thìa/ngày đến khi hết khàn tiếng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai sống tỏi trong bữa ăn.

Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị khàn tiếng 

Các phương pháp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị khàn tiếng nên được áp dụng đồng thời với việc chữa khàn tiếng. Dưới đây là một vài lời khuyên của nhà thuốc Long Châu:

  • Hạn chế nói chuyện: Dây thanh âm sẽ bị tổn thương nếu bạn nói nhiều đồng thời với âm lượng lớn như la hét. Vì vậy, để tình trạng khàn tiếng không trở nên trầm trọng hơn, cách tốt nhất là hạn chế nói chuyện. Khi bạn im lặng từ 1 - 2 ngày và nói với âm lượng nhỏ khi cần thiết, khoảng thời gian này sẽ giúp dây thanh âm được phục hồi và tình trạng khan tiếng được cải thiện rõ rệt.
  • Thường xuyên uống nước ấm: Các mô bị tổn thương ở dây thanh quản do virus sẽ được làm lành bởi nước ấm. Cổ họng sẽ không còn bị khô rát, nếu thực hiện việc uống nước ấm 2 lít/ngày. Điều này giúp giọng nói của bạn sẽ trong trẻo hơn mỗi ngày.
  • Thực hiện bài tập thở đúng cách: Trong quá trình điều trị khan tiếng, nên thở sâu bằng mũi thay vì thở bằng miệng hoặc họng là lời khuyên của bác sĩ hay dành cho người bệnh.

Khàn tiếng chữa bằng cách nào? Có rất nhiều cách chữa khàn tiếng, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Bài viết trên là những cách chữa khàn tiếng vô cùng đơn giản và hiệu quả. Nhà thuốc Long Châu hy vọng đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho bạn.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin