Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Chuối xanh được nhiều người ưa chuộng vì hàm lượng tinh bột kháng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để thưởng thức loại quả này. Bài viết sẽ cho bạn biết những ai không nên ăn chuối xanh và lý do tại sao.
Chuối là loại trái cây quen thuộc với người Việt, có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau. Nếu chuối chín được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, ngọt ngào thì chuối xanh lại được ưa chuộng bởi chứa nhiều tinh bột kháng tự nhiên. Nhưng không phải ai cũng nên ăn hoặc cần thận trọng khi ăn chuối xanh. Nếu muốn biết những ai không nên ăn chuối xanh, bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Chuối xanh tuy giàu dinh dưỡng và có lợi cho nhiều đối tượng, nhưng không phù hợp với những người mắc các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản hoặc đau dạ dày mạn tính. Nguyên nhân là do chuối xanh chứa hàm lượng tinh bột kháng và một lượng nhỏ tannin, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và làm gia tăng cảm giác khó chịu tại dạ dày.
Đặc biệt, tinh bột kháng trong chuối xanh khó tiêu hóa hơn so với tinh bột đã chín, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, từ đó làm tăng cảm giác cồn cào, buồn nôn hoặc ợ nóng, nhất là khi ăn lúc đói. Người có tiền sử bệnh lý dạ dày nếu vẫn muốn ăn chuối xanh nên ưu tiên chuối xanh đã được nấu chín (như luộc, hấp) để làm giảm hàm lượng tinh bột kháng, giúp dễ tiêu hóa hơn.
Nhiều người thường nghĩ rằng chuối là thực phẩm nhuận tràng, có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, điều này không đúng với chuối xanh, đặc biệt ở những người đang bị táo bón nặng hoặc mắc hội chứng ruột kích thích thể táo bón. Chuối xanh chứa lượng lớn tinh bột kháng và tannin – hai thành phần nếu không bổ sung đủ lượng nước có thể khiến phân trở nên khô và cứng hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
Với những người bị hội chứng ruột kích thích, hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với các loại carbohydrate khó tiêu và tinh bột kháng. Khi ăn chuối xanh, các thành phần này có thể lên men trong ruột, gây đầy hơi, chướng bụng, co thắt bụng hoặc cảm giác khó chịu kéo dài.
Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng – một loại carbohydrate không được tiêu hóa tại ruột non mà đi xuống ruột già và được vi khuẩn đường ruột lên men. Trong quá trình lên men này, khí (chủ yếu là hydrogen, methane và CO₂) được sinh ra, dễ dẫn đến cảm giác đầy bụng, chướng hơi, ậm ạch. Đây là lý do vì sao một số người cảm thấy nặng bụng, khó tiêu sau khi ăn món chuối xanh. Nếu đang bị đầy hơi, khó tiêu, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi ăn.
Những ai không nên ăn chuối xanh? Đó là những người có nguy cơ cao sỏi thận hoặc đang điều trị sỏi thận. Chuối xanh có hàm lượng oxalat rất thấp, không đáng kể trong việc hình thành sỏi thận. Ngược lại, với hàm lượng kali, magie và vitamin B6, chuối có thể góp phần hỗ trợ ngăn ngừa sự kết tinh của muối canxi oxalat, loại sỏi thận phổ biến nhất. Tuy nhiên, với những người có tiền sử sỏi thận hoặc đang trong quá trình điều trị, việc ăn chuối xanh cần được cân nhắc theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị để đảm bảo phù hợp với tổng thể chế độ ăn và tình trạng sức khỏe.
Chuối xanh cũng chứa lượng kali tự nhiên đáng kể, trung bình một quả chuối cỡ vừa chứa khoảng 350 - 400 mg kali. Với những người đang mắc bệnh thận mạn tính, suy thận nặng, hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu giữ kali, khả năng đào thải kali của thận suy giảm. Khi đó, việc nạp thêm nhiều kali từ thực phẩm như chuối xanh có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu – một rối loạn điện giải nguy hiểm. Tăng kali máu có thể gây loạn nhịp tim, cảm giác tê bì, yếu cơ, thậm chí đột tử nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Hàm lượng kali cao trong chuối xanh là yếu tố nguy hiểm với những người bị suy thận nặng hoặc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Khi chức năng lọc của thận suy giảm nghiêm trọng, cơ thể không thể loại bỏ lượng Kali dư thừa hiệu quả, dễ dẫn đến tăng kali máu.
Chuối xanh chứa lượng kali tương đối cao, điều này có thể trở thành nguy cơ tiềm ẩn đối với những người đang dùng một số loại thuốc điều trị tim mạch hoặc tăng huyết áp, đặc biệt là thuốc lợi tiểu giữ Kali (như spironolactone, eplerenone) hoặc thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs). Những thuốc này vốn có tác dụng phụ là làm tăng nồng độ kali máu. Nếu kết hợp với thực phẩm giàu kali như chuối xanh, người bệnh có thể rơi vào tình trạng tăng kali máu quá mức, dẫn đến mệt mỏi, yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim nếu không được kiểm soát kịp thời.
Với câu hỏi những ai không nên ăn chuối xanh, câu trả lời chính là trẻ nhỏ và người cao tuổi có hệ tiêu hóa kém. Trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 1 tuổi, có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên tuyệt đối không nên sử dụng chuối xanh hoặc các món ăn từ chuối xanh. Với trẻ lớn hơn, cũng cần thận trọng khi cho ăn chuối xanh do thành phần tinh bột kháng và tannin có thể gây khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa. Hai chất này có thể gây khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi hoặc táo bón nhẹ, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Tương tự, người lớn tuổi, enzym tiêu hóa giảm, khả năng hấp thụ và chuyển hóa tinh bột kém hơn, dẫn đến các triệu chứng khó chịu đường ruột giống trẻ em, chẳng hạn như đầy bụng hoặc khó tiêu sau khi ăn chuối xanh.
Người bị dị ứng chuối hoặc dị ứng latex tuyệt đối không nên ăn chuối xanh cũng như các sản phẩm từ chuối xanh. Dị ứng chuối có thể gây ra các phản ứng như ngứa miệng, nổi mề đay, sưng môi, thậm chí khó thở hoặc sốc phản vệ. Đặc biệt, chuối xanh chứa nhiều protein tự nhiên có cấu trúc tương tự protein trong mủ cao su (latex), làm tăng nguy cơ dị ứng chéo ở những người mẫn cảm với latex. Do đó, nếu có tiền sử dị ứng latex hoặc chuối, cần tránh hoàn toàn chuối xanh để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Ăn chuối xanh có tác dụng gì? Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng và chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, chuối xanh còn tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân và góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch nếu sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng thực phẩm này đúng cách và đúng đối tượng. Khi có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn sau khi ăn chuối xanh, cần ngừng sử dụng ngay. Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã biết những ai không nên ăn chuối xanh và có lựa chọn phù hợp nhất với mình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.