Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Khi nào nên đi siêu âm xoắn tinh hoàn?

Ngày 19/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Siêu âm xoắn tinh hoàn thường được thực hiện để chẩn đoán các vấn đề liên quan đến tinh hoàn như xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn, hoặc sự tổn thương khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến xoắn tinh hoàn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Siêu âm xoắn tinh hoàn là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để kiểm tra và đánh giá tình trạng của tinh hoàn và các cấu trúc xung quanh bằng cách sử dụng sóng siêu âm. Trong quá trình này, sóng siêu âm được phát ra từ máy siêu âm và được hấp thụ, phản xạ hoặc truyền qua các cấu trúc trong cơ thể. Dựa vào sự phản hồi của sóng siêu âm, hình ảnh được tạo ra trên màn hình máy siêu âm, giúp bác sĩ quan sát và đánh giá tình trạng của tinh hoàn, các mạch máu, mô xung quanh và phát hiện các vấn đề khả nghi như sưng, viêm nhiễm, hoặc cản trở lưu thông máu.

Bệnh xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là tình trạng mà dây thừng tinh bị xoắn lại, tạo thành một hình dạng giống như dây thừng bị xoắn. Đây là một hiện tượng gây ra sự cản trở trong việc vận chuyển máu đến tinh hoàn, dẫn đến sưng đau đột ngột. Vấn đề này cần được phát hiện sớm và can thiệp ngay lập tức để tránh những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là hoại tử và buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.

khi-nao-nen-di-sieu-am-xoan-tinh-hoan 1.jpg
Xoắn tinh hoàn là tình trạng mà dây thừng tinh bị xoắn lại

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ từ 12 đến 18 tuổi, giai đoạn tuổi dậy thì. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng này cũng có thể xảy ra trong quá trình thai kỳ. Điều này dẫn đến việc một số trẻ sinh ra với dị tật tinh hoàn, thường được biết đến là chỉ có một tinh hoàn.

Nguyên nhân gây bệnh xoắn tinh hoàn

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra xoắn tinh hoàn vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể gây ra hiện tượng này:

Yếu tố di truyền: Nguyên nhân của xoắn tinh hoàn thường có liên quan đến yếu tố di truyền. Có các trường hợp một bên tinh hoàn bị ảnh hưởng, cũng như trường hợp cả hai bên tinh hoàn đều bị ảnh hưởng.

Chấn thương từ bên ngoài: Các va chạm hoặc hoạt động mạnh tại khu vực dưới cơ thể có thể dẫn đến những chấn thương nhẹ, gây ra hiện tượng xoắn tinh hoàn. Đôi khi, ngay cả trong những tình huống không có chấn thương mạnh mẽ, xoắn tinh hoàn cũng có thể xảy ra, thậm chí trong khi ngủ.

Nhiệt độ thấp: Môi trường nhiệt độ quá thấp cũng có thể gây ra xoắn tinh hoàn.

Sự phát triển đột ngột của tinh hoàn trong tuổi dậy thì: Trong giai đoạn tuổi dậy thì, sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn cũng có thể tạo ra điều kiện cho hiện tượng xoắn tinh hoàn.

khi-nao-nen-di-sieu-am-xoan-tinh-hoan 2.jpg
Sự phát triển đột ngột của tinh hoàn trong tuổi dậy thì gây bệnh xoắn tinh hoàn

Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng có thể góp phần vào việc gây ra xoắn tinh hoàn:

Sự bất bình thường về kích thước của tinh hoàn: Một bên tinh hoàn lớn hơn bên còn lại có thể tạo ra áp lực không đồng đều và gây ra xoắn.

Khối u trên tinh hoàn: Sự xuất hiện của khối u, đặc biệt là những khối u liên quan đến dây thừng tinh, có thể gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn.

Dị tật bẩm sinh ở tinh hoàn: Một số dị tật bẩm sinh ở tinh hoàn cũng có thể góp phần vào việc gây ra xoắn tinh hoàn.

Vì vậy, không có một nguyên nhân cụ thể nào để xác định tại sao xảy ra xoắn tinh hoàn. Khi có các biểu hiện nghi ngờ về bệnh, bệnh nhân cần phải được siêu âm tinh hoàn để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biến chứng khi bị xoắn tinh hoàn

Tình trạng xoắn tinh hoàn là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc thực hiện siêu âm xoắn tinh hoàn để chẩn đoán chính xác bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là cực kỳ quan trọng. Các biến chứng có thể xảy ra nếu không thực hiện siêu âm kịp thời bao gồm:

Tổn thương tinh hoàn nghiêm trọng: Nếu không phát hiện sớm, xoắn tinh hoàn có thể cản trở lưu thông máu, gây giảm nguồn cung cấp oxy và dưỡng chất cho tinh hoàn. Nếu để lâu, tình trạng này có thể dẫn đến việc phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh tình trạng hoại tử lan rộng.

Gây vô sinh: Xoắn tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, gây ra vô sinh hoặc giảm khả năng sinh sản.

Tổn thương đến các cơ quan xung quanh: Xoắn tinh hoàn có thể gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh, đặc biệt là tinh hoàn còn lại.

Gây nhiễm trùng huyết: Trong trường hợp xoắn tinh hoàn kéo dài mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiễm trùng huyết. Tình trạng nhiễm trùng này có thể lan rộng và gây nguy hiểm đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Do đó, tình trạng xoắn tinh hoàn có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào về tình trạng xoắc tinh hoàn, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và chỉ định siêu âm xoắn tinh hoàn để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời. Điều này giúp nhanh chóng xác định bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Khi nào nên đi siêu âm xoắn tinh hoàn?

Siêu âm xoắn tinh hoàn là một phương pháp chẩn đoán không quá phức tạp, đơn giản nhưng mang lại kết quả chính xác. Người bệnh cần đi siêu âm xoắn tinh hoàn khi gặp các dấu hiệu sau đây:

  • Cảm giác đau dữ dội ở một bên bìu.
khi-nao-nen-di-sieu-am-xoan-tinh-hoan 3.jpg
Siêu âm xoắn tinh hoàn khi cảm giác đau dữ dội ở một bên bìu
  • Bìu xuất hiện tình trạng đỏ và sưng.
  • Kích thước của hai bên tinh hoàn không đồng đều.
  • Đau bụng thường xuyên và dữ dội.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Sốt không giảm.
  • Tiểu nhiều lần.
  • Cảm giác chóng mặt.
  • Phát hiện khối u bất thường ở các khu vực xung quanh và trong bìu.

Các dấu hiệu trên là khá phổ biến và khi gặp phải, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và sau đó có thể đề xuất thực hiện siêu âm xoắn tinh hoàn để đảm bảo chẩn đoán chính xác nhất. Điều này giúp xác định nguyên nhân của các triệu chứng và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm