Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong họ hàng nhà khoai tây thì khoai tây tím được đánh giá rất cao không chỉ vì màu sắc bắt mắt mà còn bởi thành phần dinh dưỡng đa dạng, tốt cho sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra những công dụng của khoai tây tím.
Khoai tây tím là loại khoai tây có vỏ ngoài màu xanh tím hoặc gần như đen, phần thịt bên trong có màu tím nhạt hơn và ngay cả khi đã được nấu chín, màu sắc này cũng không có quá nhiều thay đổi. Để biết thêm về giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích của khoai tây tím, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.
Khoai tây tím có hàm lượng dưỡng chất ấn tượng, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Khoai tây thường được cho là loại củ có chứa nhiều tinh bột nên không thích hợp với người cần kiêng tinh bột, người giảm cân,… Tuy nhiên khoai tây nói chung và khoai tây tím nói riêng lại có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác và là một trong những thực phẩm rất lành mạnh, nên có mặt nhiều hơn trong chế độ ăn uống.
Khoai tây tím có thành phần dinh dưỡng tương tự với các giống khoai tây khác cùng họ nhưng lại có hàm lượng chất khoáng nhiều hoặc ít hơn tùy theo chất lượng đất trồng và cách chăm sóc,…
Quan niệm rằng chất dinh dưỡng của khoai tây tím nằm chủ yếu ở lớp vỏ ngoài là ý kiến chưa chính xác bởi các chuyên gia cho biết, hơn 50% chất dinh dưỡng trong khoai tây tím được tìm thấy ở phần thịt khoai bên trong. Với mỗi 100g khoai tây tím có thể cung cấp cho cơ thể:
Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo nhằm phản ánh mức độ gây tăng đường huyết sau khi ăn một thực phẩm nào đó. Theo đó, khoảng giá trị GI từ 1 – 100 và nếu GI lớn hơn 70 cho thấy thực phẩm này gây tăng đường huyết mạnh trong thời gian ngắn.
Một nghiên cứu cho thấy khoai tây tím có chỉ số GI là 77, khoai tây vàng có GI là 81 và khoai tây trắng là 93. Như vậy khoai tây tím là loại khoai có chỉ số GI thấp nhất trong họ khoai tây nhưng lại cao trên 77 nên nhiều người lo lắng đến khả năng gây tăng đường huyết.
Tuy nhiên, các hợp chất thực vật có trong khoai tây tím sẽ giúp tinh bột hấp thụ vào ruột chậm hơn, từ đó tránh nguy cơ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu thực hiện trên động vật cũng cho thấy những chiết xuất từ khoai tây tím có khả năng dung nạp glucose tốt hơn, cải thiện được hàm lượng đường trong máu ngay lập tức và lâu dài sau này.
Cũng giống như những loại trái cây, rau củ khác, khoai tây tím có màu sắc bắt mắt và đây cũng là dấu hiệu cho thấy loại củ này rất giàu chất chống oxy hóa. Thực tế chứng minh các chất chống oxy hóa trong khoai tây tím cao gấp 2 – 3 lần so với khoai tây vàng hoặc khoai tây trắng thông thường. Những hoạt chất này có tác dụng bảo vệ tế bào, ngừa gốc tự do tấn công, phòng tránh bệnh tim mạch, đái tháo đường và bệnh ung thư.
Thêm khoai tây tím vào bữa ăn hỗ trợ tăng cường sức khỏe thành mạch máu, cải thiện huyết áp hiệu quả. Thành phần kali và magie có trong khoai tây tím giúp thành mạch co giãn tốt hơn, từ đó tăng khả năng điều hòa huyết áp tự nhiên của cơ thể, rất thích hợp cho bệnh nhân bị cao huyết áp.
Khảo sát cho thấy hầu hết mọi người đều không nạp đủ lượng chất xơ theo khuyến cáo của các cơ quan y tế, cụ thể là 14g chất xơ mỗi ngày. Nếu bạn cũng đang ăn ít rau củ, thiếu chất xơ thì nên thêm khoai tây tím vào 2 – 3 bữa ăn trong tuần, cơ thể sẽ khỏe mạnh và tiêu hóa cũng tốt hơn đấy.
Chất xơ trong khoai tây tím sẽ giúp bạn cảm thấy no bụng hơn, ngăn ngừa và cải thiện táo bón, đề phòng bệnh trĩ cũng như ổn định đường huyết, duy trì mức cholesterol trong máu ở mức ổn định. Với mỗi 100g khoai tây tím cung cấp 3.3g chất xơ, đây là con số khá ấn tượng, giúp bạn bổ sung thêm chất xơ hiệu quả mà vẫn rất ngon miệng, đa dạng cách chế biến hấp dẫn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, khoai tây tím nói riêng và khoai tây nói chung có thành phần dinh dưỡng tương đối dồi dào, giá trị dinh dưỡng có sự tương đồng với súp lơ xanh, rau bina và mầm cải Brussels.
Tác dụng ổn định huyết áp của khoai tây tím cũng được chứng minh hiệu quả tương tự với bột yến mạch, khoai tây đỏ và khoai tây trắng. Vì vậy, bạn có thể ăn thêm loại khoai này để thực đơn đa dạng hơn mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy rằng giá trị dinh dưỡng của khoai tây tím cao nhưng để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần chú ý đến cách sơ chế và chế biến. Người có vấn đề về huyết áp, đường huyết,… cần sử dụng khoai tây tím hợp lý và đúng cách theo khuyến nghị của bác sĩ.
Như bạn đã biết, cách chế biến, cách ăn khoai tây tím có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị dinh dưỡng cơ thể nhận được cũng như độ ngon miệng của loại củ này. Dinh dưỡng mà khoai tây tím đem đến có thể bị giảm mạnh nếu nấu quá chín hoặc chiên rán với nhiều dầu mỡ, bơ, chất béo,…
Thay vào đó bạn chỉ nên áp chảo, nướng, luộc, hấp,… khoai tây tím để bảo toàn lượng lớn chất dinh dưỡng cũng như độ thơm ngon của loại củ đặc biệt này. Quay khoai tây tím trong lò vi sóng cũng là một cách chế biến khoai tây tím rất hiệu quả, bảo toàn dinh dưỡng và cũng tốt cho sức khỏe hơn.
Khoai tây tím là thực phẩm giàu dinh dưỡng, thích hợp dùng cho nhiều đối tượng, kể cả người lớn tuổi và người già. Để tận dụng hết các chất từ khoai tây tím, bạn hãy rửa thật sạch, dùng luôn lớp vỏ mỏng bên ngoài để chế biến đơn giản bằng cách hấp, nướng, luộc.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.