Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi tiếp nhận chất dinh dưỡng từ người mẹ thông qua dây rốn chứ không phải bằng dạ dày. Đây chính là lý do giải thích vì sao dạ dày của trẻ rất nhỏ sau khi chào đời và sẽ tăng dần kích thước trong những ngày tiếp theo. Vậy kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh là bao nhiêu?
Tùy theo từng giai đoạn mà kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh là khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ thông tin về dung tích dạ dày của trẻ để giúp cha mẹ biết được lượng ăn phù hợp cho bé và chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất.
Khi mới được sinh ra, kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh không to hơn hạt đậu, bởi nó chưa được giãn nở tốt. Tuy nhiên, kích thước dạ dày của trẻ sẽ tăng dần theo từng ngày, cụ thể như sau:
Dựa vào kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh được nêu trên, mẹ có thể thấy nhu cầu ăn của bé ở mỗi thời điểm là khác nhau, thậm chí có thời điểm mẹ chỉ cần cho con bú sữa mẹ hoàn toàn là cũng đủ giúp trẻ phát triển tốt nhất mà không cần bổ sung thêm sữa công thức.
Xét về kích thước thì kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh nhỏ chỉ bằng ⅕ so với người trưởng thành, tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cao hơn người lớn từ 3 - 5 lần. Theo đó:
Theo các chuyên gia, dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang và cao, các lớp cơ dạ dày co thắt yếu và hoạt động chưa ổn định nên bé rất dễ nôn trớ sau khi ăn. Do đó, mẹ cần nắm rõ về nhu cầu ăn của trẻ theo từng giai đoạn để cho trẻ ăn với lượng phù hợp để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày cho bé.
Liên quan đến kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh, nhiều mẹ thắc mắc rằng tại sao con trẻ hay bị nôn trớ hay bị trào ngược. Theo các chuyên gia, chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xảy ra trên ⅔ số trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Thông thường, chứng trào ngược dạ dày sẽ chấm dứt sau khi trẻ được 12 - 14 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ sẽ bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài hơn. Chứng trào ngược dạ dày được chia thành 2 nhóm là sinh lý và bệnh lý.
Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mà dịch vị và thức ăn có trong dạ dày của trẻ bị đẩy ngược lên thực quản. Sau đó, chúng sẽ được đẩy lên cổ họng và nôn trớ ra khỏi khoang miệng. Hiện tượng này còn được gọi là trào ngược bazo và có thể xảy ra với trẻ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kể ngày hay đêm. Ở thời điểm này, dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu là sữa nên bé cũng chỉ nôn ra sữa.
Khi bị trào ngược dạ dày, trẻ sơ sinh sẽ bỏ bú và quấy khóc liên tục. Nếu xảy ra vào ban đêm, trẻ sẽ bị khó ngủ, ngủ không yên giấc và có khi mẹ phải bế trên tay liên tục. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và còi cọc ở trẻ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu trẻ bị trớ sữa vài lần trong ngày nhưng bé vẫn chơi vui vẻ, lên cân đều và không bị khò khè tái đi tái lại nhiều lần cho thấy, khả năng cao trẻ chỉ bị trào ngược sinh lý. Tuy nhiên, sau 1 tuổi mà trẻ vẫn thường bị ọc sữa, lên cân chậm, gầy gò, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần, sợ ăn uống… thì có thể hiện tượng trào ngược đã trở thành bệnh lý. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến khoa nhi để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm nếu cần.
Việc chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, cụ thể như sau:
Đối với trẻ chưa ăn dặm (dưới 6 tháng tuổi):
Đối với trẻ ăn dặm:
Ngoài ra, cha mẹ nên kê đầu của bé cao hơn phần thân một chút khi cho bé ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng trào ngược dạ dày.
Tóm lại, kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh thường rất nhỏ khi mới chào đời và nó sẽ lớn dần theo từng ngày. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ, cha mẹ đã biết thêm về dung tích chứa của dạ dày trẻ và hiểu hơn về tình trạng trào ngược dạ dày để chăm sóc bé một cách tốt nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.