Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều mẹ bầu ăn nhiều mà con sinh ra vẫn nhẹ cân, ốm yếu. Hẳn là mẹ chưa biết kinh nghiệm tăng cân cho thai nhi giúp mẹ tăng ít cân mà con vẫn khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Mang thai là một giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Lúc này, mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, béo phì là tình trạng thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu. Việc tăng cân quá mức không chỉ khiến mẹ cảm thấy tự ti về hình thức mà còn gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp. Vậy làm thế nào để ăn uống hợp lý, giúp mẹ không bị tăng cân quá nhiều mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con?
Mẹ có thể dựa vào kết quả siêu âm mà thấy thai nhi nhẹ cân để cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết để giúp bé phát triển. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn danh sách một số loại thực phẩm giúp tăng cân cho bé yêu vô cùng hiệu quả:
Chất đạm có rất nhiều trong trứng, dầu, thịt, cá, sẽ giúp bé phát triển toàn diện cơ và các tế bào máu mà vẫn không khiến mẹ bị béo và tăng cân quá nhanh. Chế độ ăn nghèo chất đạm sẽ làm tăng dị tật thai nhi, sảy thai, thai chết lưu, thể trọng não nhẹ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cũng cần kết hợp ăn nhiều đạm với các nhóm chất khác vì nếu ăn thừa đạm sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ canxi của cơ thể mẹ.
Rất nhiều mẹ quan niệm sai lầm về việc ăn càng nhiều cơm càng tốt. Trên thực tế, sai lầm này chỉ khiến mẹ tăng cân nhanh hơn mà thôi. Mỗi bữa chính, mẹ chỉ nên ăn 1 bát cơm và cố gắng tránh ăn tinh bột sau 8 giờ tối.
Buổi sáng, mẹ có thể thay thế cơm bằng bánh mì hoặc sữa tươi tách béo. Đồng thời, bổ sung thêm gạo lứt, ngũ cốc, yến mạch. So với gạo trắng, các thực phẩm này có nguồn vitamin, chất xơ, chất khoáng dồi dào hơn giúp mẹ giảm táo bón hiệu quả.
Trái cây và rau xanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin như: Beta carotene thúc đẩy phát triển tế bào và mô cho cơ thể của em bé, giúp hoàn thiện thiện tầm nhìn và hệ thống miễn dịch ngay từ trong bụng mẹ. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương, răng và collagen cần thiết cho các mô liên kết. Kali giúp điều hòa huyết áp, trong khi đó axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật hệ thống thần kinh và tăng cường sức khỏe.
Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến trái cây và rau thành các loại nước ép, sinh tố để làm đa dạng thực đơn của mình.
Hạt óc chó, hạnh nhân là các loại thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu bởi chúng rất giàu axit béo, omega 3, vitamin E, protein giúp phát triển não bộ, hệ xương của thai nhi.
Ngoài ra, các loại hạt này còn phù hợp với những mẹ bầu có thói quen ăn chay. Các loại hạt giúp bạn đáp ứng nhu cầu khoáng chất mà bạn không thể nhận được từ các loại thực phẩm mặn như thịt, cá,...
Theo các chuyên gia, tỷ lệ hợp lý nhất trong các bữa ăn của mẹ bầu là 25% tinh bột, 25% đạm và 50% vitamin, khoáng chất, đường và chất xơ. Bà bầu muốn kiểm soát cân nặng cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Chất béo mà mẹ nên bổ sung vào cơ thể là chất béo có lợi từ dầu ăn thay vì mỡ động vật hay các thức ăn nhiều dầu mỡ. Với thức ăn hàng ngày, mẹ nên xào nấu và chế biến bằng dầu oliu.
Các món chiên xào, đồ ăn nhanh dù làm cân nặng của mẹ tăng nhanh nhưng lại rất nghèo chất dinh dưỡng. Mẹ nên ưu tiên ăn các món luộc, hấp, vừa giữ được nguyên vẹn hương vị các món ăn, vừa giúp mẹ kiểm soát cân nặng rất tốt.
Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có chứa rất nhiều các chất béo có hại, tích tụ dưới da gây béo phì. Hơn nữa, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật,...
Việc ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp mẹ bầu ăn ít hơn mà vẫn no lâu hơn, giúp mẹ cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn. Đồng thời, hạn chế nguy cơ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ.
Đây là một thói quen hiển nhiên, nhưng lại có rất nhiều mẹ bầu coi thường bữa sáng do bận bịu với công việc. Bỏ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng duy trì cho cả ngày dài. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ và ăn nhiều hơn vào bữa sau.
Trên đây là những kinh nghiệm tăng cân cho thai nhi giúp mẹ ăn nhiều mà vẫn không hấp thụ quá nhiều gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Bạn nên tham khảo để xây dựng chế độ ăn lành mạnh và kiểm nghiệm độ hiệu quả của các kinh nghiệm trên nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.