Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông thường, quả chanh được sử dụng nhiều hơn lá chanh. Mọi thường thường sử dụng và biết đến những lợi ích của quả chanh đối với sức khoẻ, nhưng ít người quan tâm đến công dụng của lá chanh. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu lá chanh có tác dụng gì trong bài viết dưới đây nhé!
Chanh là loài thực vật quen thuộc, được trồng làm gia vị và dược liệu. Quả chanh được sử dụng phổ biến hơn nên nhiều người chưa biết lá chanh có tác dụng gì. Không những là gia vị giúp ngon miệng mà lá chanh còn là vị thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả.
Trong Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn, có tác dụng tiêu đàm, chỉ khái. Từ xa xưa, lá chanh là thảo dược đã được sử dụng trong các bài thuốc trị hen suyễn, hen phế quản, ho do lạnh, cảm sốt không đổ mồ hôi,... Ngày nay, y học hiện đại còn khám phá ra nhiều công dụng hơn nữa của lá chanh như:
Tinh dầu tự nhiên trong lá chanh có chứa các hợp chất có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn như limonene, geraniol hay citral. Các hợp chất này vừa tạo hương thơm đặc trưng của lá chanh, vừa ức chế vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ điều trị một số nhiễm trùng và góp phần nâng cao miễn dịch cơ thể.
Thành phần của lá chanh bao gồm vitamin C và nhiều hợp chất chống oxy hóa khác như flavonoid, terpenoid, axit phenolic. Những chất chống oxy hòa này có tác dụng chống lại các gốc tự do gây tổn hại tế bào và DNA. Đây là lý do chúng khiến lá chanh có tác dụng cải thiện làn da, thúc đẩy quá trình lành thương và phòng ngừa các bệnh mãn tính.
Lá chanh có tác dụng gì? Một trong số những công dụng của lá chanh là kháng nấm. Lá chanh có thể ức chế sự phát triển và gây hại của các loại nấm như Aspergillus hay Candida. Đó là nhờ các hợp chất limonene và citral trong lá chanh có tính kháng nấm mạnh.
Tinh dầu trong lá chanh cũng có khả năng kháng viêm, giảm đau. Nó được cho là tác dụng trong việc giảm cơn đau do viêm khớp, phòng ngừa một số viêm nhiễm thường gặp.
Có thể điều này nghe khá lạ lẫm vì lượng lá chanh được sử dụng trong nấu ăn không nhiều. Các hợp chất như flavonoid, tanin, dầu dễ bay hơi trong lá chanh cũng có tác dụng nhuận tràng. Tinh dầu trong lá chanh sẽ kích thích dạ dày sản sinh các enzyme tiêu hóa, giúp quá trình phân hủy và hấp thụ thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.
Lá chanh có thể được sử dụng để làm tăng thêm hương vị của một số món ăn. Bạn có thể thêm lá chanh vào công thức nấu nướng hoặc dùng lá chanh để làm các loại nước sốt. Nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng lá chanh làm các bài thuốc chữa bệnh như sau:
Bài thuốc chữa ho do nhiễm lạnh: Bạn dùng 3g gừng tươi cùng 5g lá chanh tươi sắc cùng 400ml nước lọc. Sắc đến khi nước cô lại còn khoảng 100ml, bạn dùng để uống trong ngày. Khi uống có thể thêm chút mật ong hoặc đường phèn.
Bài thuốc chữa ho gà từ lá chanh tươi: Bạn dùng lá chanh tươi sắc cùng gừng tươi, uống khi còn ấm nóng.
Bài thuốc trị hen phế quản: Bạn dùng 35g lá chanh, 15g lá tơ hồng sao vàng hạ thổ. Sau đó, bạn mang lá thuốc sắc cùng 3 bát nước đến khi cô đặc lại còn 1 bát. Nước thuốc để nguội bớt rồi uống trong ngày. Bài thuốc này bạn uống liên tục 10 ngày bệnh hen phế quản sẽ đỡ.
Nếu bị cảm sốt mà không ra được mồ hôi, bạn dùng 20g lá chanh, 5g lá bưởi, 10g vỏ quýt, 15g lá cúc tần sắc lấy nước thuốc uống trong ngày. Dùng thuốc trong 2 - 3 ngày bệnh sẽ đỡ hẳn.
Đông Y còn lưu truyền bài thuốc trị sốt rét dài ngày bằng lá chanh. bạn cần dùng 100g lá chanh và 100ml rượu gạo 30 độ. Lá chanh sau khi rửa sạch và để khô, bạn mang thái nhỏ, ngâm vào rượu và phơi sương qua 1 đêm. Sau đó, bạn uống rượu này vào sáng sớm, khoảng 3 - 5 ngày sẽ giảm bệnh.
Khi tìm hiểu lá chanh có tác dụng gì, có lẽ bạn đã biết đến công dụng giải cảm của loại lá này. Nếu bị cảm và nhức đầu, bạn có thể dùng lá chanh, lá bưởi, cúc tần, hương nhu, bạc hà, củ sả và tỏi nấu nước để xông. Khi xông, cơ thể ra mồ hôi và các triệu chứng nhức đầu, đau nhức cơ thể của bệnh cảm sẽ thuyên giảm hẳn.
Nếu muốn mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bạn có thể dùng lá chanh, lá gai, lá cối xay, mỗi loại 12g, sắc cùng 3 bát nước. Sắc đến khi nước thuốc cô lại còn 1 bát, bạn chia thành 2 phần uống vào bữa sáng và bữa tối. Uống liên tục bài thuốc này trong 2 tuần để đạt hiệu quả cao nhất bạn nhé!
Độc tố tích tụ trong cơ thể hoặc nóng trong cũng gây ra tình trạng mụn nhọt. Ngay khi mụn chưa có mủ, bạn hãy dùng 10g lá chanh, 8g lá gai, 10g tinh tre phơi khô rồi tán thành bột. Bột này bạn mang đắp lên mụn nhọt, băng lại khoảng 10 phút. Mỗi ngày làm 2 lần như vậy mụn nhọt sẽ nhanh tiêu.
Nếu muốn chăm sóc tóc, bạn có thể dùng lá chanh tươi kết hợp lá bưởi, hương nhu nấu nước để gội đầu. Người bị đau răng, răng yếu, răng lung lay nên dùng lá chanh tươi hấp cách thủy. Sau đó, hãy nhai nát và ngậm khoảng 10 phút. Mỗi ngày ngậm lá chanh như vậy khoảng 3 lần sẽ giúp răng chắc khỏe hơn.
Phụ nữ bị nám sau sinh có thể nấu nước lá chanh tươi rồi xông mặt. Đây cũng là cách detox da mặt và thư giãn hiệu quả. Cách trị nám này cần áp dụng ít nhất 3 tháng mới mang lại hiệu quả.
Người bị đầy bụng, khó tiêu có thể dùng lá chanh giã nát rồi đắp lên rốn. Kiên trì đắp lá chanh ngày 2 lần, trong 2 - 3 ngày các triệu chứng khó chịu ở bụng sẽ giảm.
Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn có đáp án cho câu hỏi lá chanh có tác dụng gì. Lá chanh không chỉ dùng để làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.