Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ xa xưa, cây đinh lăng đã được sử dụng làm vị thuốc và làm gia vị của nhiều món ăn Việt. Đinh lăng nấu nước uống hàng ngày, đinh lăng nấu các món ăn tẩm bổ nhiều người đã biết. Nhưng liệu lá đinh lăng có ăn sống được không?
Đinh lăng là cây thuốc vườn nhà quen thuộc với người Việt. Đây là vị thuốc từng được danh y Hải Thượng Lãn Ông ví như “sâm của người nghèo” bởi có vô vàn lợi ích với sức khỏe con người. Vậy đinh lăng có tác dụng gì? Ngoài dùng để nấu nước uống, nấu món ăn, lá đinh lăng có ăn sống được không?
Đinh lăng (tên khoa học Polyscias fruticosa) còn được biết đến với các tên gọi như nam dương sâm, gỏi cá (vì thường được dùng để ăn kèm gỏi cá). Đây là loại cây lâu năm, thuộc chi chi đinh lăng, họ ngũ gia bì. Cây vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này được trồng phổ biến ở nhiều nước để làm vị thuốc và thực phẩm.
Ở nước ta, từ xa xưa cây đinh lăng đã được trồng trong vườn nhà, vừa làm cây cảnh, vừa làm cây gia vị, vừa làm vị thuốc chữa bệnh. Trên thế giới có đến 150 loài đinh lăng. Tại Việt Nam cũng có nhiều loại đinh lăng khác nhau, nhưng loại có dược tính cao và thường được dùng làm vị thuốc là loại đinh lăng lá nhỏ.
Đinh lăng là cây lâu năm, lá màu xanh, có ít nhất 3 nhánh giống như bị chia cắt. Thông thường, lá loại đinh lăng lá nhỏ có hình mũi mác, dài khoảng 10cm. Lá đinh lăng có thể được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô để dùng dần đều được.
Nhiều người tò mò muốn biết lá đinh lăng có ăn sống được không vì đã tìm hiểu về tác dụng của loại lá này. Đây được coi như một vị thuốc quý, như “nhân sâm của người nghèo” vì mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như:
Lá đinh lăng có tác dụng gì? Loại thảo dược này cung cấp đa dạng các dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin B2, B1, B6, vitamin C, lysine, methionine, cysteine,... Đây là lý do lá đinh lăng thường được dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Hoạt chất saponin trong đinh lăng tương tự như trong nhân sâm có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý.
Saponin triterpen và 5 hợp chất polyacetylen có trong lá đinh lăng có tác dụng lợi tiểu, tăng cường đào thải độc tố qua đường nước tiểu. So với râu ngô, khả năng lợi tiểu của lá đinh lăng có thể cao gấp 4 lần. Trong lá đinh lăng có chứa methionin - một acid amin có tác dụng làm mát, giải độc và bảo vệ gan rất tốt.
Mẹo chữa tắc tia sữa bằng đinh lăng đã được nhiều sản phụ áp dụng thành công. Lá đinh lăng cũng có tác dụng kích thích sữa về, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Các bài thuốc, món ăn bồi bổ từ lá đinh lăng vừa giúp các bà mẹ tăng cường thể lực, nhanh chóng phục hồi lại vừa mang đến nguồn sữa dồi dào cho bé yêu.
Cây đinh lăng chữa rối loạn tiền đình rất hiệu quả. Lá đinh lăng có chứa nhiều thành phần có tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích lưu thông tuần hoàn máu não giúp ổn định tiền đình. Không những vậy, nhờ chứa nhiều vitamin B1 nên loại lá thuốc này cũng giúp tăng cường trí nhớ. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh chiết xuất lá đinh lăng giúp tăng khả năng tiếp nhận thông tin của các tế bào thần kinh vỏ não.
Có đến gần 20 loại acid amin trong lá đinh lăng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kích thích cảm giác thèm ăn. Với những người ăn không ngon miệng, chán ăn, cơ thể gầy yếu, dùng lá đinh lăng một thời gian sẽ giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon và tăng cân dễ hơn.
Trong thành phần của lá đinh lăng có các hoạt chất có khả năng ức chế men Monoamine oxidase. Chúng giúp kích thích xung thần kinh, xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Mùi thơm tự nhiên của lá đinh lăng giúp đả thông kinh mạch, an thần. Tất cả những điều trên giúp người dùng lá đinh lăng có thể ngủ ngon hơn.
Chúng ta có thể dùng cây đinh lăng nấu nước uống, ngâm rượu đinh lăng hoặc nấu các món ăn bổ dưỡng từ đinh lăng. Nhưng liệu lá đinh lăng có ăn sống được không?
Lá đinh lăng có ăn sống được không? Ăn lá đinh lăng có tác dụng gì? Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng lá đinh lăng để ăn sống, nổi tiếng nhất là món gỏi cá, nem thính ăn cùng là đinh lăng. Với thắc mắc trên đây, các thầy thuốc Đông y hay các bác sĩ theo y học hiện đại đều khẳng định là có. Khi ăn sống, ta sẽ cảm nhận được hương vị nguyên thủy của tinh dầu lá đinh lăng. Đây là mùi tinh dầu có tác dụng an thần, thư giãn đầu óc, đả thông kinh mạch rất tốt.
Trong rất nhiều cách sử dụng đinh lăng, ăn sống là cách tốt nhất bởi tận dụng được tối đa dưỡng chất và dược tính có trong lá đinh lăng. Khi mới ăn lá đinh lăng lần đầu, chúng ta sẽ cảm thấy vị hơi hăng, đắng nhẹ. Nhưng khi ăn nhiều lần, ta sẽ thấy rất thơm ngon.
Trước khi ăn sống lá đinh lăng, bạn cần rửa sạch lá dưới vòi nước chảy rồi ngâm nước muối loãng cẩn thận. Lá đinh lăng phù hợp nhất để ăn sống là loại lá bánh tẻ, không già cũng không non.
Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau khi ăn sống lá đinh lăng:
Như vậy, với câu hỏi lá đinh lăng có ăn sống được không, câu trả lời là có. Ngoài uống nước lá đinh lăng hay dùng lá đinh lăng chế biến các món ăn, bạn có thể ăn trực tiếp loại lá này. Tuy nhiên, để phát huy hết công dụng và hạn chế tác dụng phụ của lá đinh lăng, hãy sử dụng lá đinh lăng đủ lượng và đúng cách bạn nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.