Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc táo bón được lựa chọn nhiều trong các phương pháp khắc phục tình trạng táo bón ở người lớn tuổi và trẻ em. Đây là hai đối tượng dễ nhạy cảm với bất kì phương pháp bằng thuốc nào. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn giải pháp phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ em và người cao tuổi.
Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón như thói quen sinh hoạt chưa hợp lý, táo bón do bệnh lý hoặc các thuốc đang sử dụng gây ra,… Táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
Ở trẻ em, cơ thể của trẻ chưa phát triển toàn diện, các cơ quan cũng đang trong quá trình hoàn thiện chức năng, hệ tiêu hóa của trẻ cũng vậy, cấu trúc và chức năng hệ tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn thiện, nhu động ruột kém ổn định kèm theo việc tiết các dịch tiêu hóa kém. Bên cạnh đó, trẻ em thường ăn ít chất xơ, uống ít nước hoặc nhịn đi ngoài khi đi học.
Ở người cao tuổi, lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể, trong đó, sự lão hóa ở đường tiêu hóa làm hạn chế nhu động ruột có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở người cao tuổi. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể mắc táo bón do các yếu tố như bệnh nền, dùng nhiều thuốc, suy nhược cơ thể, ít vận động và chế độ ăn uống kém.
Hiện nay có khoảng 5 nhóm thuốc táo bón được sử dụng:
Được sử dụng thường xuyên và rộng rãi nhất. Trong các hướng dẫn về điều trị táo bón ở trẻ em và người cao tuổi, nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu (bao gồm Lactulose) được khuyến cáo ưu tiên sử dụng trong điều trị duy trì, theo hướng dẫn điều trị táo bón của Hội Nhi khoa Việt Nam và Tổ chức Tiêu hóa Thế giới.
Thuốc làm tăng áp suất thẩm thấu bên trong ruột, khiến ruột hấp thu nhiều nước hơn, từ đó làm mềm phân và tăng nhu động ruột. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể đi ngoài dễ dàng hơn.
Lactulose cũng là một đường đôi thuộc nhóm táo bón theo cơ chế hút nước làm mềm phân nhưng có nhiều ưu điểm hơn so với các chất khác thuộc nhóm này.
Lactulose - Hiệu quả kép trong hỗ trợ điều trị táo bón
Lactulose là một đường đôi, hầu như không được hấp thu ở đường tiêu hóa. Khi đến ruột già, Lactulose được các vi khuẩn tại đây phân hủy thành các acid béo chuỗi ngắn và làm giảm pH trong lòng đại tràng. Đồng thời, áp lực thẩm thấu cũng gia tăng làm tăng giữ nước trong lòng ruột giúp làm mềm phân, tăng khối lượng phân, giảm thời gian lưu trú của phân nhờ kích thích nhu động ruột. Từ đó, giúp việc đi tiêu trở lại bình thường.
So với các thuốc táo bón khác, Lactulose mang lại nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị táo bón với cơ chế tác dụng kép: Vừa giúp hỗ trợ điều trị táo bón, vừa giúp tăng sinh lợi khuẩn ruột, giúp bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa lâu dài.
Lactulose giúp cải thiện tần suất đi tiêu và tính chất phân
Lactulose được chứng minh mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị táo bón cao. Ở trẻ em, dùng Lactulose trong 6 tuần, có số lần đi tiêu được cải thiện đến 83% và làm mềm phân với tính chất phân được cải thiện đến 53%.
Bên cạnh đó, Lactulose có hiệu quả trên 80% người cao tuổi mắc táo bón trong 3 tuần.
Về mặt hiệu quả, Lactulose đã có nghiên cứu chứng minh với liều 3 gói/ngày mang lại hiệu quả đi tiêu ngay ngày đầu tiên trên hơn 65% đối tượng người trưởng thành. Hiệu quả sau 48 giờ là hơn 80% bệnh nhân.
Lactulose - Tăng sinh vi khuẩn có lợi đường ruột
Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả, Lactulose có đặc tính tăng sinh vi khuẩn có lợi trong đường ruột mà các nhóm thuốc khác không có. Lactulose như là một chất tiền sinh học, thức ăn của vi khuẩn (prebiotic), có khả năng kích thích sự phát triển của những vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Bifidobacteria, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. So với giả dược, với liều 10g/ngày Lactulose giúp tăng sinh 1000 lần lợi khuẩn Bifidobacteria sau 4 tuần.
Đồng thời, Lactulose cũng ức chế sự phát triển của những vi khuẩn có hại như Clostridium và Coliforms, góp phần cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Tác dụng gia tăng lợi khuẩn, giảm hại khuẩn của Lactulose góp phần hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả và phục hồi chức năng hàng rào niêm mạc ruột. Đây là một lợi ích rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa lâu dài cho trẻ em và người cao tuổi.
Là polysacarid thiên nhiên hoặc tổng hợp. Khi hút nước, các chất này tạo thành một khối gel làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Sử dụng để hỗ trợ điều trị hữu ích cho phân cứng và nhỏ. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra: Đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Lưu ý phải uống với nhiều nước tránh bị táo bón ngược và tắc nghẽn ruột, không nên uống trước khi đi ngủ.
Làm cho phân trơn trượt. Dầu khoáng trong các sản phẩm này tạo thêm một lớp bôi trơn cho thành ruột và ngăn phân không bị khô. Mặc dù hiệu quả cao, thuốc nhuận tràng bôi trơn chỉ nên được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh táo bón trong thời gian ngắn. Nếu dùng trong một thời gian dài hơn, dầu khoáng có thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo từ ruột và làm giảm một số loại thuốc kê đơn không được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể. Không dùng nhuận tràng bôi trơn cùng lúc với các loại thuốc khác.
Chứa các thành phần gây ra nhu động ruột bằng cách làm tăng tốc độ chuyển động cơ trơn tại ruột. Từ đó giúp gia tăng sự tống phân ra ngoài ở đại tràng. Nhóm thuốc này không được khuyến cáo sử dụng thường xuyên do có nhiều tác dụng phụ như tổn thương trực tràng/đại tràng, thủng trực tràng, đau bụng, rối loạn nước và chất điện giải - hạ kali huyết, mất trương lực ruột khi sử dụng lâu dài, lạm dụng bơm thụt sẽ dẫn đến mất dần phản xạ đi tiêu tự nhiên. Ngoài ra, nếu dùng kháng sinh diệt vi khuẩn ở ruột thì việc sử dụng thuốc này sẽ không có tác dụng.
Giúp làm giảm sức căng bề mặt của khối phân nên nước dễ thấm vào khối phân. Thuốc làm tăng bài tiết dịch, chất điện giải vào ruột non và ruột già. Thuốc ít hiệu quả hơn các thuốc khác nên ngày nay ít sử dụng.
Qua bài viết trên, chúng ta đã biết rằng táo bón xảy ra phổ biến nhất ở người già và trẻ em. Có 5 nhóm thuốc táo bón có thể hỗ trợ cho việc tống xuất phân trở nên dễ dàng, tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng ở liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bị táo bón nặng và kéo dài, nghi ngờ do bệnh lý (tắc ruột) thì cần nhanh chóng đưa người già, trẻ em đi khám. Bởi tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.