Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh lao phổi ở trẻ em.
Lao phổi gây ra nhiều tổn thương ở phổi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Các triệu chứng của bệnh lao phổi ở trẻ em khá đa dạng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Vì vậy, tìm hiểu những điều cần biết về lao phổi là việc cần thiết mà mọi bậc cha mẹ đều cần lưu tâm.
Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Chúng chủ yếu tấn công vào phổi và khi bị nhiễm khuẩn lao, phổi của trẻ sẽ bị tổn thương. Từ đây, trẻ gặp nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Nguyên nhân chính gây lao phổi ở trẻ em là lây nhiễm từ người lớn mắc bệnh. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, giọt bắn chứa vi khuẩn lơ lửng trong không khí. Nếu trẻ hít phải những hạt chứa vi khuẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ và bắt đầu gây bệnh.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở trẻ em như: Suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém, sống trong môi trường đông người, điều kiện vệ sinh kém,... Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm bệnh lao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lao phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Bệnh lao phổi ở trẻ em thường có các triệu chứng không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu điển hình mà cha mẹ cần lưu ý như:
Lao ở trẻ em không phải là một bệnh hiếm gặp. Trẻ bị bệnh lao có thể có biểu hiện của mọi thể lao tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên phổ biến nhất là lao sơ nhiễm, lao phổi, lao màng phổi, lao màng não cấp tính và một số thể lao ngoài phổi như lao xương, lao màng bụng, lao hạch, lao ruột... Mỗi thể lao có những biểu hiện khác nhau, xảy ra ở những độ tuổi khác nhau, mức độ nặng thay đổi phụ thuộc vào cơ địa của trẻ, đáp ứng điều trị và lượng vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh lao phổi không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh lao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hằng năm. Ít nhất một nửa triệu trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh lao mỗi năm và khoảng 70.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này. Trẻ dưới 3 tuổi và những trường hợp bị suy dinh dưỡng hay suy giảm hệ miễn dịch là những đối tượng dễ mắc lao nhất.
Về sức khỏe, bệnh lao phổi khiến trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, dẫn đến chậm lớn, còi cọc. Vi khuẩn lao phá hủy các mô phổi, gây ra tổn thương phổi vĩnh viễn, làm giảm chức năng hô hấp. Điều này khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thể lực. Bên cạnh đó, bệnh lao còn làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
Bệnh lao còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt tinh thần và trí tuệ của trẻ. Trẻ bị lao thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó tập trung, dẫn đến giảm khả năng học tập.
Để bảo vệ trẻ em khỏi căn bệnh nguy hiểm này, việc phòng ngừa và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Bệnh lao phổi ở trẻ em sẽ được điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc kháng lao sẽ được kê đơn theo phác đồ điều trị tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thời gian điều trị thường kéo dài từ 6 - 9 tháng hoặc hơn, tùy thuộc vào loại lao và tình trạng sức khỏe của trẻ. Bên cạnh việc dùng thuốc, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng để giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Trong quá trình điều trị, phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc đúng liều, đúng giờ và không được bỏ lỡ bất kỳ liều thuốc nào. Khi tự ý ngưng thuốc, vi khuẩn lao trong cơ thể vẫn chưa được tiêu diệt triệt để, người bệnh có nguy cơ tái mắc lao kháng thuốc nếu không tuân thủ đúng phác đồ, thậm chí lao siêu kháng thuốc làm tăng nguy cơ tử vong.
Việc khám định kỳ giúp theo dõi tiến trình điều trị, phát hiện sớm các tác dụng phụ và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, trẻ cần được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.
Cho đến nay, tiêm phòng lao vẫn là biện pháp phòng ngừa lao phổi cho trẻ em hiệu quả nhất. Vắc xin lao phổi khi vào trong cơ thể trẻ sẽ tạo miễn dịch cơ bản, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Vắc xin BCG là vắc xin phòng bệnh lao được khuyến cáo tiêm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn chưa được tiêm ngừa phòng bệnh lao, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ mắc lao.
Để đảm bảo trẻ được tiêm phòng bằng vắc xin chất lượng, chính hãng, cha mẹ nên đưa bé đến các trung tâm uy tín, được Bộ y tế cấp phép. Hiện nay, vắc xin lao BCG đã có mặt tại hơn 120 Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc, có thể đáp ứng nhu cầu tiêm phòng lao của đông đảo các gia đình.
Cha mẹ hãy đảm bảo trẻ được sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, không tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cũng rất quan trọng để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, ngay cả khi chưa có triệu chứng. Việc phát hiện và điều trị kịp thời những người mắc bệnh lao trong cộng đồng sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Lao phổi ở trẻ em là một bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Việc tiêm phòng vắc xin lao BCG, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ và duy trì một lối sống lành mạnh là những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh lao cho mọi trẻ em. Với tiêu chuẩn bảo quản đạt chuẩn GSP, Long Châu cam kết mang đến dịch vụ tiêm phòng an toàn, chất lượng, giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.