Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Bệnh lao là một căn bệnh phổ biến ở nước ta, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến phổi do vi trùng lao gây nên. Bệnh lao lây lan dễ dàng ở những nơi có người tập trung đông người hoặc nơi có người sống trong điều kiện đông đúc thông qua giọt bắn (ho, hắt hơi hoặc hát). Có nhiều phác đồ và nhiều loại thuốc điều trị lao nhưng cũng có một số trường hợp đáp ứng kém với các loại thuốc này.
Bệnh lao là tình trạng bệnh lý do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra, biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như ho, khạc đờm, sốt, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, sụt cân,… hoặc cận lâm sàng tìm thấy vi khuẩn lao qua soi, nuôi cấy hay các kỹ thuật sinh học phân tử hoặc có bằng chứng mô bệnh học hoặc được chẩn đoán dựa vào lâm sàng (không có bằng chứng vi khuẩn).
Vi khuẩn lao nguy hiểm vì chúng có khả năng trốn tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể một cách tuyệt vời. Vi khuẩn có một bề mặt độc đáo, gần như không thể xuyên thủng, giúp bảo vệ vi khuẩn khỏi sự tấn công của hệ thống miễn dịch và kháng sinh. Ngoài ra, vi khuẩn còn được trang bị một lượng lớn protein được tiết ra để thao túng và khéo léo né tránh hệ thống miễn dịch. Tuy đại thực bào chuyên tiêu thụ các vi sinh vật có hại nhưng vi khuẩn lao vẫn tồn tại và nhân lên bên trong đại thực bào. Cuối cùng, đại thực bào chứa đầy vi khuẩn và chết. Các đại thực bào khác lại lao vào để loại bỏ tế bào chết và đến lượt chúng bị nhiễm vi khuẩn lao.
Phổi là vị trí thường gặp nhất của lao. Ngoài ra các cơ quan khác cũng có thể nhiễm lao như thận, gan, cơ tim, bộ phận sinh dục, hạch bạch huyết, xương và khớp, da,...
Chỉ một tỷ lệ nhỏ người nhiễm lao sẽ mắc bệnh lao và có triệu chứng đặc biệt rõ hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lao xảy ra khi vi khuẩn sinh sôi trong cơ thể và ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau. Các triệu chứng bệnh lao có thể nhẹ trong nhiều tháng, khó chẩn đoán ngay, nên rất dễ lây bệnh lao sang người khác mà không hề hay biết.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh lao là:
Ngoài các triệu chứng toàn thân kể trên, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác tùy thuộc vào bộ phận nào của cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lao. Nếu bệnh lao đã lan sang một bộ phận khác của cơ thể như các tuyến (hạch bạch huyết), xương hoặc não, bạn cũng có thể có các triệu chứng như:
Đôi khi bạn có thể mắc bệnh lao trong cơ thể nhưng không có triệu chứng. Đây được gọi là bệnh lao tiềm ẩn. Nếu bạn mắc bệnh lao và có các triệu chứng thì đó được gọi là bệnh lao đang hoạt động.
Thời gian đầu người nhiễm vi khuẩn lao thường không có triệu chứng gì. Khi bùng phát bệnh người mắc bệnh thường mệt mỏi, suy kiệt, khi điều trị thì gặp nhiều tác dụng phụ của thuốc như nôn, buồn nôn, đau sưng khớp, nổi ban, viêm gan, xuất huyết, suy thận,...
Lao thường gây bệnh ở phổi, ngoài ra lao có thể gây bệnh ở cột sống, thận, ổ bụng,... gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể người mắc.
Đến khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng như ho kéo dài, sốt và sụt cân không rõ nguyên nhân vì việc điều trị sớm bệnh lao có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh và cải thiện cơ hội phục hồi của bạn.
Mycobacterium tuberculosis là một loài vi khuẩn gây bệnh trong chi Mycobacterium và là tác nhân nhân gây bệnh của hầu hết các ca bệnh lao. Vi khuẩn này lần đầu được phát hiện ra vào năm 1882 bởi Robert Koch nên còn gọi là vi khuẩn Koch. Vi khuẩn lao là một trực khuẩn gram dương với đặc tính kháng acid, kháng cồn nên được gọi là "trực khuẩn kháng acid" - AFB.
Nó có thể lây lan qua tiếp xúc gần gũi với những người mắc bệnh lao đang hoạt động. Khi người mắc bệnh lao hoạt động, họ sẽ tiết ra những giọt nhỏ chứa vi khuẩn khi ho, hắt hơi. Bạn có thể mắc bệnh lao nếu thường xuyên hít phải những giọt nước này trong thời gian dài.
Khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao trên toàn thế giới và khoảng 1,5 triệu người chết vì căn bệnh này vào năm 2020. Bệnh lao từng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ nhưng số ca mắc bệnh đã giảm nhanh chóng trong những năm 1940 và 1950 sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra phương pháp điều trị. Thống kê cho thấy có 7.860 trường hợp mắc bệnh lao được báo cáo ở Mỹ vào năm 2021. Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn quốc là 2,4 trường hợp trên 100.000 người.
Bệnh lao có thể chữa được và phòng ngừa được. Đại đa số người mắc bệnh lao có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán nhanh chóng và chính xác. Nhưng nếu không điều trị bệnh lao thích hợp thì có tới 2/3 số người mắc bệnh lao có thể tử vong.
Nhiễm lao lây từ người này sang người khác qua không khí khi người mắc bệnh lao phổi ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ. Khi một người mắc bệnh lao, các triệu chứng có thể nhẹ trong nhiều tháng dẫn đến sự chậm trễ trong việc chẩn đoán bệnh và thuận tiện cho việc truyền vi khuẩn sang người khác.
Xem thêm thông tin: Bạn có biết vi khuẩn lao lây qua đường gì không?
Xét nghiệm Mantoux là xét nghiệm da trong đó một lượng nhỏ chất lỏng chứa protein tinh chế từ vi khuẩn lao được tiêm dưới da ở cánh tay của bạn. Chất lỏng này sẽ gây ra phản ứng nhỏ trên da nếu bạn mắc bệnh lao.
Xem thêm thông tin: Xét nghiệm Mantoux chẩn đoán bệnh lao là gì?
Phục hồi chức năng cho người bệnh lao màng phổi, lao não, màng não, lao cột sống và lao cơ, xương, khớp được tiến hành sớm ngay trong giai đoạn cấp. Các phương pháp phục hồi chức năng giúp tập thở, thải đàm, tập sức bền cơ, ngôn ngữ trị liệu,... cũng giúp ích nhiều trong quá trình điều trị bệnh.
Hỏi đáp (0 bình luận)