Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Liệt mặt trung ương: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa

Ngày 29/12/2023
Kích thước chữ

Liệt mặt trung ương là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể để lại di chứng lâu dài. Khi thấy xuất hiện triệu chứng mắc bệnh, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Liệt mặt trung ương là tình trạng mất đi khả năng vận động cơ mặt do dây thần kinh trung ương bị tổn thương. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa tình trạng này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Liệt mặt trung ương là gì?

Liệt mặt là tình trạng cơ mặt mất đi khả năng hoạt động. Có nhiều yếu tố gây ra hiện tượng này như đột quỵ, tổn thương não, u não, nhiễm trùng, dị dạng mạch máu, người mắc bệnh tự miễn hoặc tổn thương dây thần kinh. Tuy nhiên, liệt mặt chủ yếu liên quan đến các dây thần kinh điều khiển cơ mặt, bao gồm dây thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại biên.

Dây thần kinh trung ương đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống thần kinh nói riêng và cơ thể nói chung. Vai trò chính của dây thần kinh trung ương đó là dẫn truyền thông tin thông qua các chất truyền chủ yếu là DopamineSerotonin, đồng thời hỗ trợ quá trình điều khiển hoạt động của cơ thể con người.

Tóm lại, liệt mặt trung ương chính là trạng thái mất vận động cơ mặt do sự bất thường ở dây thần kinh trung ương, với biểu hiện liệt 1/4 vùng dưới của mặt, ngoài ra có thể đi kèm liệt nửa người cùng bên. Tình trạng này có thể chữa khỏi, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể lại di chứng. Bên cạnh đó, các rối loạn hoặc các tổn thương dây thần kinh cũng có thể gây ra tình trạng liệt mặt trung ương.

Liệt mặt trung ương: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 1
Liệt mặt trung ương có biểu hiện đặc trưng là liệt ¼ vùng dưới của mặt

Nguyên nhân và triệu chứng của liệt mặt trung ương

Người bị liệt mặt trung ương có nguyên nhân và triệu chứng như sau:

Nguyên nhân

Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây liệt mặt trung ương là do tổn thương ở bán cầu đại não. Trong đó, nhân vận động dây thần kinh số 7 gồm có 2 phần đó là: Phần trên có vai trò hoạt động cho 1/4 ở vùng trên của mặt cùng phía, chúng được chi phối bởi 2 bên bán cầu. Còn phần dưới có nhiệm vụ hoạt động cho 1/4 ở vùng dưới của mặt cùng phía, chúng được chi phối bởi 1 bán cầu ở bên phía đối diện.

Vì vậy, nếu một bên bán cầu não bị tổn thương thì vùng nửa dưới nhân vận động dây thần kinh số 7 bên phía đối diện bị mất đi khả năng phân bố thần kinh, do đó vùng dưới của mặt bên phía đối rơi vào tình trạng liệt 1/4.

Ngoài ra, liệt mặt trung ương còn xuất phát từ các vấn đề về sức khoẻ như:

  • Về bệnh lý: U não, tai biến mạch máu não hoặc áp xe não;
  • Chấn thương: Chấn thương sọ não gây dập não hoặc có khối máu tụ trong não.

Ngoài ra liệt mặt trung ương thường xảy ra ở những người có các yếu tố đột quỵ não như: Người cao tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường, ít vận động, béo phì, sử dụng chất kích thích, thuốc tránh thai, thường xuyên uống rượu bia, có bệnh lý về tim mạch…

Liệt mặt trung ương: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 2
U não là một trong những tác nhân gây ra liệt mặt trung ương

Triệu chứng

Người bị liệt mặt trung ương thường có những biểu hiện như sau:

  • Hai bên mặt không cân, vùng bị liệt chỉ chiếm 1/4 dưới của mặt, không có dấu hiệu của Charles hay Bell;
  • Méo miệng, lệch nhân trung: Biểu hiện rõ nhất khi người bệnh nói hoặc cười;
  • Một bên mặt cứng hơn so với bên còn lại;
  • Khó cười, khó nói, khó nhắm mắt, khó cử động bên mặt bị liệt;
  • Khó khăn trong việc ăn uống;
  • Đau trong tai hoặc nghe thấy âm thanh to hơn phía bên tai có liệt mặt trung ương;
  • Đau đầu, mất vị giác;
  • Thường xuyên tiết nước miếng và chảy nước mắt;
  • Liệt mặt trung ương thường đi kèm liệt nửa người cùng bên.
Liệt mặt trung ương: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 3
Méo miệng, lệch trung nhân là triệu chứng rõ nhất của liệt mặt trung ương

Liệt mặt trung ương có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Bởi vì vai trò chính của dây thần kinh trung ương đó là dẫn truyền thông tin, điều khiển hoạt động của cơ thể con người. Vì thế, nếu dây thần kinh này bị tổn thương thì hoạt động của cơ thể cũng sẽ bị tác động nghiêm trọng.

Liệt mặt trung ương có thể sẽ thuyên giảm trong vài tuần đầu và sẽ khỏi trong khoảng thời gian điều trị từ 3 - 6 tháng, nhưng cũng có trường hợp có thể kéo dài dai dẳng, lâu khỏi, gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Sau khi điều trị khỏi, người bệnh không cần phải lo lắng về vấn đề cơ cứng cơ mặt bị liệt.

Tuy nhiên, nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh có thể gây ra những di chứng nặng nề cho bệnh nhân như:

  • Rối loạn ngôn ngữ: Biển hiện là người bệnh nói đớ, nói không rõ ràng.
  • Bị co thắt nửa mặt kèm theo nửa người bị yếu hoặc liệt.

Cách chẩn đoán liệt mặt trung ương

Liệt mặt trung ương có thể nhận biết thông qua các triệu chứng lâm sàng. Nhưng chẩn đoán một cách chính xác, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng.

Thông thường, các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, lịch sử bệnh, thời điểm liệt mặt để đánh giá nguyên nhân gây bệnh, sau đó cho người bệnh thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng phù hợp.

Đối với trường hợp là người khỏe mạnh đột nhiên bị liệt mặt sau khi ở ngoài trời lạnh hoặc ngủ dậy, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp khám tai mũi họng để đánh giá xem bệnh nhân có bị viêm nhiễm không. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, để chẩn đoán chính xác dây thần kinh bị liệt hoặc một số nguyên nhân gây bệnh khác, người bệnh cần đi chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp vi tính cắt lớp (CT) cùng với một vài xét nghiệm khác.

Biện pháp phòng ngừa liệt mặt trung ương

Để phòng ngừa bệnh liệt mặt trung ương, bạn cần lưu ý thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Nên duy trì thói quen vận động phù hợp với tình trạng của bản thân, nên tập thể dục mỗi ngày ít nhất là 30 phút.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột.
  • Khi vào mùa hè, không nên để quạt thổi trực tiếp vào trước mặt hoặc sau gáy.
  • Sau khi ngủ dậy không nên bật dậy một cách đột ngột, hãy từ từ ngồi dậy khoảng 2 phút rồi mới đứng dậy đi ra khỏi giường.
  • Khi di chuyển xa bằng tàu xe, không nên tự ý mở cửa xe, nên đeo khẩu trang để tránh những cơn gió tạt vào mặt.
  • Xây dựng thực đơn ăn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ như rau xanh, óc chó, hạnh nhân, hạt, chia, trái cây, nhóm thực phẩm giàu…
  • Duy trì một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
  • Hãy giữ tình thần trong trạng thái thoải mái, suy nghĩ tích cực, tránh các yếu tố có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
  • Nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ từ 3 - 6 tháng. Ngoài ra, các bệnh như cảm cúm, liên quan đến tai mũi họng nên được điều trị sớm.
Liệt mặt trung ương: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 4
Hãy tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khoẻ cũng như sức đề kháng cho bản thân

Trên đây là những thông tin về loại bệnh liệt mặt trung ương. Tình trạng này có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín hoặc các bệnh viện lớn để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.