Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Liệt mặt

Tại sao bạn mắc bệnh liệt mặt? Cách phòng ngừa và điều trị

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Liệt mặt là bệnh lý phổ biến hiện nay, bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và thường gặp ở người trẻ. Bệnh gây ra tình tình trạng yếu, khó cử động, xệ cơ mặt của bạn ở một hoặc hai bên. Có nhiều lý do khiến bạn mắc bệnh này như viêm dây thần kinh mặt, chấn thương đầu, đột quỵ. Trong đó, liệt mặt ngoại biên hay còn gọi là liệt Bell là tình trạng thường gặp nhất. Liệt mặt có thể điều trị khỏi hoàn toàn hoặc khỏi bệnh một phần hoặc liệt mặt vĩnh viễn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung liệt mặt

Liệt mặt là gì?

Liệt mặt là tình trạng khi dây thần kinh mặt (còn gọi là dây thần số 7) bị tổn thương. Khi liệt mặt xảy ra, cơ mặt của bạn sẽ bị yếu, xệ xuống và mất khả năng cử động một bên hoặc cả hai bên trên khuôn mặt của bạn.

Liệt mặt được chia thành hai loại gồm liệt mặt ngoại biên và liệt mặt trung ương. Có nhiều nguyên nhân gây ra liệt mặt, tuy nhiên phần lớn bệnh liệt mặt là vô căn.

Triệu chứng liệt mặt

Những dấu hiệu và triệu chứng của liệt mặt

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các triệu chứng sẽ có sự khác nhau.

Liệt Bell

Triệu chứng ở mặt như méo miệng là một trong những dấu hiệu báo động của đột quỵ, tuy nhiên không phải lúc nào liệt mặt cũng có nghĩa là bạn đang xảy ra đột quỵ. Chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay của liệt mặt là liệt Bell hay liệt mặt ngoại biên. Các triệu chứng của liệt Bell bao gồm:

  • Liệt một bên mặt (hiếm khi nào gây ra liệt mặt hai bên);
  • Không thể chớp mắt bên bệnh;
  • Khó nhăn trán hay nhướng mày;
  • Giảm tiết nước mắt;
  • Miệng xệ ở phía bên bệnh hay bị kéo lệch về phía bên lành;
  • Nói lắp, nói khó nghe;
  • Chảy nước dãi;
  • Thay đổi vị giác;
  • Đau ở tai hoặc sau tai;
  • Mẫn cảm với âm thanh hơn so với bên lành;
  • Khó ăn hoặc uống.
Tại sao bạn mắc bệnh liệt mặt? Cách phòng ngừa và điều trị 4
Không chớp mắt hoặc nhắm không kín mắt là một triệu chứng của liệt mặt

Đột quỵ

Trong quy tắc BE FAST, liệt mặt, méo miệng, nhân trung bị lệch là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết sớm đột quỵ. Do đó, khi bạn hay người thân xuất hiện tình trạng liệt mặt, hãy xem xét các triệu chứng khác của đột quỵ:

  • Thay đổi nhận thức;
  • Mất thăng bằng;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Lú lẫn;
  • Chóng mặt;
  • Mất khả năng phối hợp vận động;
  • Co giật;
  • Nhìn mờ hoặc mất khả năng nhìn;
  • Yếu tay hoặc chân một bên cơ thể;
  • Khó nói, phát âm không rõ, nói ngọng bất thường.

Tuy nhiên, đối với những người bị đột quỵ, họ vẫn có thể nhăn trán và chớp mắt ở bên đột quỵ khác với liệt Bell.

Vì các nguyên nhân gây liệt mặt khác khó phân biệt được bằng triệu chứng lâm sàng, do đó khi bạn hoặc người xung quanh có tình trạng liệt mặt, cần đưa đi khám ngay lập tức.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh liệt mặt

Các biến chứng của liệt mặt rất nhiều:

  • Biến chứng lên mắt gồm viêm giác mạc, viêm kết mạc, loét giác mạc, …
  • Bất đối xứng khuôn mặt khiến người bệnh tự ti, lo lắng dễ trầm cảm.
  • Co thắt nửa mặt sau liệt mặt.
  • Hội chứng nước mắt cá sấu biểu hiện chảy nước mắt khi ăn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn hoặc những người xung quanh hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có tình trạng liệt mặt nghi ngờ nguyên nhân đột quỵ gây ra:

  • Mất thăng bằng, lú lẫn, đau đầu dữ dội.
  • Xuất hiện tình trạng nhìn mờ hoặc mất thị lực hoàn toàn.
  • Yếu tay và/hoặc chân cùng một bên.
  • Nói ngọng, không rõ chữ, nói khó.

Ngoài ra, nếu đã xuất hiện liệt mặt dù là do nguyên nhân ngoại biên hay trung ương, bạn cũng nên đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm nguyên nhân và điều trị. Điều trị sớm tình trạng liệt mặt giúp bạn nhanh chóng hồi phục và ít để lại di chứng.

Tại sao bạn mắc bệnh liệt mặt? Cách phòng ngừa và điều trị 5
Chóng mặt, mất thăng bằng, yếu tay chân là dấu hiệu có thể bạn đang xảy ra đột quỵ

Nguyên nhân liệt mặt

Nguyên nhân dẫn đến liệt mặt

Các nguyên nhân chính gây liệt mặt bao gồm:

Liệt Bell

Liệt Bell là nguyên nhân phổ biến nhất gây liệt mặt, chiếm 70% trường hợp liệt mặt. Hàng năm, có khoảng 40.000 người Mỹ bị liệt mặt đột ngột do liệt Bell. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra liệt Bell vẫn chưa được tìm ra. Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh có liên quan đến nhiễm virus ở dây thần kinh mặt khiến các cơ ở một bên mặt bị xệ xuống.

Những người mắc liệt Bell hầu hết đều hồi phục hoàn toàn sau khoảng 6 tháng mà không để lại di chứng.

Đột quỵ

Một trong những nguyên nhân nguy hiểm gây liệt mặt là do đột quỵ. Liệt mặt xảy ra trong đột quỵ do dây thần kinh mặt bị tổn thương phần ở trong não. Tùy thuộc vào đột quỵ do xuất huyết não hay thiếu máu não mà phục hồi của tổn thương mặt sẽ khác nhau.

Chấn thương

Bao gồm gãy xương sọ hoặc chấn thương vùng mặt như gãy xương thái dương và vết thương cắt ngang dây thần kinh mặt.

Ngoài ra, chấn thương do điều trị phẫu thuật u thần kinh tai hoặc tuyến mang tai, phẫu thuật cắt bỏ u dây thần kinh ốc tai có thể gây tổn thương dây thần kinh mặt.

Nhiễm trùng

Các trường hợp nhiễm trùng có thể dẫn đến liệt mặt:

  • Virus: Nhiễm Herpes Zoster gây liệt mặt do viêm hạch gối, còn gọi là hội chứng Ramsay-Hunt. Một số triệu chứng báo trước gợi ý nguyên nhân như đau tai, phát ban mụn nước ở ống tai ngoài và vòm miệng.
  • Vi khuẩn: Viêm tai giữa cấp tính có thể gây nứt ống tai dẫn đến liệt dây thần kinh mặt. Ngoài ra còn gặp viêm tai ngoài hoại tử và viêm tai xương chũm cholesteatoma cũng có thể gây liệt mặt.
  • Bệnh Lyme: Một nguyên nhân hiếm gặp gây liệt dây thần kinh mặt là bệnh Lyme, với các triệu chứng như vết ve hay bọ cắn, mệt mỏi, đau đầu, phát ban đỏ di chuyển sau 1 đến 2 tuần tiếp xúc với ve. Viêm cơ tim và viêm khớp cũng có thể xảy ra trên bệnh Lyme.

Khối u

Nghi ngờ bệnh lý ác tính khi liệt mặt tiến triển chậm, cần phải khám đầu mặt cổ toàn diện. Các khối u ác tính dẫn đến liệt mặt gồm u ác tính tuyến mang tai, u dây thần kinh ốc tai, u dây thần kinh mặt, u màng não, nang màng nhện. Tùy thuộc vào vị trí của khối u mà độ nặng và biểu hiện liệt mặt sẽ khác nhau.

Liệt dây thần kinh mặt ở trẻ em

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh mặt ở trẻ em được chia thành hai loại là bẩm sinh và mắc phải. Nguyên nhân gây liệt mặt mắc phải của trẻ em tương tự như của người lớn đã phân tích ở trên.

Nguyên nhân bẩm sinh gồm:

  • Chấn thương khi sinh: Trẻ nặng cân, sinh con bằng kẹp, sinh non hoặc sinh mổ.
  • Dị dạng sọ mặt như hội chứng Möbius, hội chứng Goldenhar, rỗng hành não, và hội chứng Arnold Chiari.
  • Bệnh di truyền như nhược cơ, loạn dưỡng cơ.

Liệt mặt hai bên

Liệt mặt hai bên là tình trạng hiếm gặp, xảy ra khoảng 0,3 đến 2% trường hợp. Khi bạn mắc liệt mặt hai bên nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh toàn thân. Bệnh Lyme gây ra khoảng 35% trường hợp liệt mặt hai bên. Các nguyên nhân khác gây liệt mặt hai bên gồm bệnh Parkinson, đa xơ cứng (hay xơ cứng rải rác) và liệt giả hành/hành não.

Cần chẩn đoán phân biệt với hội chứng Guillain-Barré, đái tháo đường và bệnh sarcoidosis.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh liệt mặt

Bệnh liệt mặt có thể dẫn đến những biến chứng gì?

Bệnh liệt mặt nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng như viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm kết mạc, mắc hội chứng nước mắt cá sấu (chảy nước mắt trước lúc ăn), co thắt nửa mặt,...

Đối tượng nào dễ bị liệt mặt?

Thói quen nào làm tăng nguy cơ bị liệt mặt?

Liệt mặt có thể được phòng ngừa bằng cách nào?

Có những phương pháp điều trị liệt mặt nào hiện nay?

Hỏi đáp (0 bình luận)