Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Liệu bạn có bị trầm cảm hay không?

Ngày 12/05/2023
Kích thước chữ

Trầm cảm là căn bệnh tâm lý khá phổ biến trên thế giới, có rất nhiều người mắc phải và phải khổ sở vì chứng bệnh tâm lý này. Nhận biết về dấu hiệu bệnh luôn là việc cần thiết để phòng tránh bệnh. Vậy, bạn đã biết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm hay chưa và liệu bạn có bị trầm cảm hay không?

Biết được các đặc điểm của bệnh trầm cảm từ đó có thể tự đánh giá liệu bạn có bị trầm cảm hay không sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tâm thần của bạn. Để hiểu hơn về chứng bệnh tâm lý trầm cảm nguy hiểm, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh trầm cảm, một số nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất bao gồm:

  • Gen: Bạn sẽ dễ mắc phải căn bệnh trầm cảm hơn những người khác nếu như trong gia đình của bạn có người thân từng mắc bệnh trầm cảm.
  • Có các chất hóa học trong não: Ở người bị mắc chứng trầm cảm, các chất hóa học trong não được các nhà nghiên cứu ghi nhận là có khác biệt so với người bình thường.
  • Stress: Stress liên quan tới bệnh trầm cảm và có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress. Tuy nhiên, không phải ai bị stress cũng sẽ mắc trầm cảm vì mỗi người sẽ có những ngưỡng chịu đựng khác nhau. Các vấn đề về tình cảm hay mất đi người thân có thể gây stress nặng, chấn động tâm lý.
Liệu bạn có bị trầm cảm hay không?1
Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây bệnh trầm cảm

Đối tượng dễ mắc trầm cảm

Đối tượng dễ mắc phải trầm cảm là những ai?

  • Người sau sinh: Trầm cảm sau sinh khá phổ biến trong xã hội ngày nay, 10% số bà mẹ được ghi nhận là mắc chứng trầm cảm sau sinh. Chứng tâm lý này có thể xuất hiện sau sinh vài ngày hoặc vài tháng (do có tiền sử rối loạn cảm xúc, thiếu sữa, tâm lý chưa sẵn sàng để sinh con, những người mẹ sử dụng rượu bia, thuốc lá,...).
  • Phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
  • Trầm cảm ở trẻ em: Trẻ dễ vui cũng dễ buồn, hay thay đổi, dễ khóc và cũng dễ cười.
Liệu bạn có bị trầm cảm hay không?2
Người sau sinh là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm

Tuy nhiên ở trẻ em, khả năng ứng phó với hoàn cảnh thường không được tốt như người lớn. Chính vì vậy mà trẻ em dễ mắc bệnh trầm cảm hơn do một số lý do như:

  • Bị bỏ rơi, xúc phạm, bị lạm dụng.
  • Bố mẹ quát mắng, bố mẹ ly hôn,...
  • Trẻ có tính cách nhút nhát, thiếu tự tin, dễ xúc động và hay bi quan.
  • Trẻ có tiền sử mắc các bệnh: Bệnh tim mạch, bệnh Parkinson, ung thư, bệnh đái tháo đường.

Những điều này thường trở nên nghiêm trọng hơn đối với nhóm trẻ năng lực kém, bị khuyết tật hay trẻ quá nhạy cảm. Trầm cảm sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh nền của bệnh nhân và ngược lại. Lạm dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn cũng khiến cho bạn dễ mắc trầm cảm hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm, liệu bạn có bị trầm cảm hay không? 

Liệu bạn có bị trầm cảm hay không?3
Nhận biết các dấu hiệu bệnh trầm cảm để tự đánh giá tình trạng sức khỏe tâm lý của mình

Dưới đây sẽ là dấu hiệu để nhận biết bệnh trầm cảm, bạn có thể tự đánh giá liệu bạn có bị trầm cảm hay không.

Khí sắc trầm buồn

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất và chiếm khoảng 90% ở những bệnh nhân bị mắc bệnh trầm cảm. Người mắc bệnh sẽ hay than phiền, cảm thấy chán nản, buồn bã, trống rỗng và vô vọng, không còn thiết tha điều gì. Người bệnh đôi khi sẽ có xu hướng giảm hoạt động tập thể, rút lui dần khỏi xã hội.

Mất đi năng lượng

Người bệnh sẽ cảm thấy mất đi rất nhiều năng lượng mặc dù không làm gì nhiều. Bệnh nhân có cảm giác cạn kiệt sức lực.

Mất đi hứng thú

Đây chính là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh, người bệnh mất đi hứng thú, không còn cảm thấy tha thiết với công việc hay các hoạt động trước đây rất thích hay thường xuyên làm.

Bị rối loạn giấc ngủ

Đây cũng là dấu hiệu phổ biến. Triệu chứng bệnh trầm cảm trở nên nặng hơn khi người bệnh thức dậy quá sớm vào buổi sáng hoặc mất ngủ.

Rối loạn ăn uống

Người bệnh ăn không thấy ngon miệng, thức ăn không có mùi vị, nhạt nhẽo dù có là những món ăn người bệnh từng rất thích.

Bị rối loạn vận động

Bệnh nhân trở nên trì trệ, chậm chạp hoặc có biểu hiện chậm chạp trong suy nghĩ, cử động cơ thể và lời nói. 

Giảm tập trung, thiếu quyết đoán

Khoảng 50% bệnh nhân cảm thấy mình không còn linh hoạt như trước đây, thường họ sẽ rất đãng trí và kém tập trung. Khi xem tivi hoặc đọc báo họ không thể tập trung hoặc không thể nhớ.

Có ý tưởng tự sát

Đây là dấu hiệu nguy hiểm, nguyên nhân là do họ không còn cảm thấy tha thiết với cuộc sống, chán nản và tự buộc tội chính mình. Họ thường nghĩ mọi chuyện xung quanh sẽ tốt hơn khi không có họ và lên kế hoạch tự sát.

Lo âu

Đây là dấu hiệu mà phần lớn các bệnh nhân mắc phải với các biểu hiện như tim đạp nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, lo lắng không rõ lý do. Ngoài ra, người bệnh còn bị khó ngủ, mất ngủ, đứng ngồi không yên. Những biểu hiện này đôi khi sẽ dẫn tới các triệu chứng cơ thể như đau dạ dày, đau đầu, táo bón, tiêu chảy.

Mặc cảm

Bệnh nhân sẽ tự đánh giá thấp bản thân, cường điệu về những lỗi lầm của bản thân và thường tự trách chính mình. Nặng hơn có thể dẫn tới những ảo giác. Một số bệnh nhân khác lại có cảm giác tự ti, xấu hổ về những khuyết điểm của mình.

Trên đây là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm giúp bạn có thể tự đánh giá liệu bạn có bị trầm cảm hay không mà nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Đây là chứng bệnh tâm lý phổ biến và nguy hiểm, bạn không thể chủ quan khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu trên đây. 

Xem thêm:

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm