Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không ít người thắc mắc rằng "Bà bầu có nên ăn khuya không?", nhất là các chị em lần đầu tiên làm mẹ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có cách chăm sóc tốt hơn cho bé trong thời gian thai kỳ.
Nhiều mẹ bầu lần đầu tiên mang thai có tâm lý lo lắng sợ trẻ không đủ dinh dưỡng nên thường ăn thêm bữa khuya. Thế nhưng, liệu rằng bà bầu có nên ăn khuya không? Thói quen ăn khuya mang đến lợi ích hay tác hại cho sức khỏe mẹ và bé? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu trả lời qua các nội dung cung cấp trong bài.
Để trả lời được cho câu hỏi "Bà bầu có nên ăn khuya không?", trước tiên chúng ta phải đánh giá được thói quen ăn khuya lợi hay hại. Nếu như mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé, thì ăn khuya là tốt. Nhưng ngược lại nếu việc ăn khuya gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, thì bà bầu tuyệt đối nên hạn chế ăn khuya.
Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thói quen ăn khuya vào ban đêm mang đến nhiều tác hại xấu cho cơ thể. Một số tác hại của việc ăn khuya trong thời gian mang thai:
Thời gian thai kỳ sẽ khiến nội tiết tố thay đổi nhiều, cơ thể của người phụ nữ sẽ dễ cảm thấy khó chịu, dẫn đến việc mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Vì thế, khi ban ngày họ đã không ngủ nhiều, thì ban đêm là lúc mẹ bầu cần được nghỉ ngơi để hồi phục lại năng lượng đã tiêu hao. Tuy nhiên, khi bà bầu ăn khuya, thức ăn sẽ tồn đọng trong dạ dày mà chưa kịp tiêu hóa hoàn toàn trước khi ngủ. Lúc bấy giờ, thức ăn sẽ gây áp lực lên dạ dày và khoang tiêu hóa, họ sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
Tình trạng ban đêm không ngủ ngon giấc kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, mà còn cản trở sự phát triển sinh lý bình thường của thai nhi đang trong bụng mẹ. Mẹ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,... thai nhi sẽ chậm phát triển, dễ sảy thai, sinh non,... Nếu như sợ đói bụng khi ngủ, thì bà bầu có thể ăn nhẹ trước 21 giờ để thức ăn tiêu hóa hoàn toàn trước giờ đi ngủ.
Thói quen ăn khuya là một trong những nguyên nhân chính dễ khiến bạn tăng cân không kiểm soát dẫn đến béo phì. Trường hợp này cũng xảy ra ở mẹ bầu khi mang thai. Thời điểm ban đêm là lúc mọi cơ quan ngừng hoạt động để nghỉ ngơi, hoặc làm việc chậm lại. Khi mẹ bầu dung nạp một lượng thức ăn vào cơ thể, thực phẩm không tiêu hóa hoàn toàn sẽ được tích trữ lại trong cơ thể dưới dạng tế bào mỡ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng.
Tuy rằng khi mang thai việc tăng cân là điều khó tránh khỏi, nhưng cơ thể quá béo sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc giảm cân sau sinh. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý bà bầu sau sinh. Họ sẽ dễ sinh ra mặc cảm về ngoại hình, suy nghĩ nhiều dẫn đến trầm cảm. Thói quen ăn khuya cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sữa mẹ khi bạn đang trong thời gian cho bé bú.
Như đã nói ở trên, mẹ bầu nghĩ rằng ăn khuya sẽ bổ sung thêm dinh dưỡng cho thai nhi. Thực tế phũ phàng là kết quả hoàn toàn ngược lại. Theo như nhiều kết quả nghiên cứu, trong những tháng cuối thai kỳ, hơn 80% phụ nữ tăng cân đáng kể, nhưng lại có đến 90% thai nhi không tăng cân. Nguồn dinh dưỡng mà bạn cung cấp khi ăn khuya phần lớn sẽ dung nạp vào cơ thể mẹ, mà ít vào thai nhi. Điều này khiến việc ăn khuya trở nên lãng phí, không cần thiết mà còn gây hại nhiều đến sức khỏe.
Từ những tác hại của việc ăn khuya, chắc hẳn rằng bạn đã biết được câu trả lời "Liệu rằng bà bầu có nên ăn khuya không?". Một vấn đề đáng lo ngại ở đây chính là nhiều mẹ bầu dễ cảm thấy đói bụng lúc nửa đêm nên sẽ không kiềm lòng mà ăn khuya. Để giảm tình trạng hay đói bụng vào ban đêm, mẹ bầu nên áp dụng một số phương pháp sau:
Chia nhỏ các bữa ăn: Bình thường trong ngày sẽ có 3 bữa chính, tuy nhiên trong thời gian mang thai, bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ. Bạn tránh ăn quá no vào bữa chính, mà có thể bổ sung thêm lượng thức ăn vào 3 bữa phụ xen kẽ. Phương pháp này giúp giảm áp lực lên dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa tốt, đồng thời hạn chế được tình trạng "bụng rỗng" lúc nửa đêm ở bà bầu.
Ăn nhẹ trước 21 giờ: Nhiều bà bầu nghĩ rằng đợi đến khi cảm thấy đói bụng thì mới ăn. Đây là suy nghĩ sai lầm. Có thể phải đến tận khuya bạn mới cảm thấy đói, trong khi ăn đêm lại gây hại cho sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, dù chưa có cảm giác đói bụng, bạn cũng nên ăn nhẹ một chút trước 21 giờ.
Đi bộ sau khi ăn: Khi ăn xong bữa tối, bà bầu nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút để thức ăn tiêu hóa tốt, đồng thời giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất. Thói quen đi bộ vào buổi tối còn giúp bạn dễ ngủ hơn và ít có cảm giác thèm ăn.
Trong bài là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Bà bầu có nên ăn khuya không?”. Mong rằng từ các nội dung hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thai sản để chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi tốt trong thời gian mang bầu.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...