Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Lưỡi tím là bệnh gì? Một số bệnh lý liên quan đến lưỡi

Ngày 29/06/2024
Kích thước chữ

Trong cuộc sống hiện đại, việc chăm sóc sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về những biểu hiện bất thường của cơ thể và nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau chúng. Một trong những hiện tượng lạ lẫm nhưng không kém phần quan trọng chính là lưỡi tím. Vậy, lưỡi tím là bệnh gì? Đó là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nào đó hay chỉ là hiện tượng bình thường?

Lưỡi tím là một hiện tượng mà không ít người gặp phải, nhưng lại ít được quan tâm đúng mức. Việc hiểu rõ nguyên nhân và các bệnh lý liên quan đến tình trạng này có thể giúp chúng ta phát hiện và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về lưỡi tím là bệnh gì và một số bệnh thường gặp ở lưỡi. Hãy cùng khám phá để có một sức khỏe tốt hơn!

Lưỡi và chức năng của lưỡi

Lưỡi người là một khối cơ nằm trong khoang miệng, thuộc hệ tiêu hóa và được bao phủ bởi lớp niêm mạc màu hồng ẩm. Lưỡi của người trưởng thành khỏe mạnh thường mềm mại, thon dài, có màu từ hồng nhạt đến hồng đậm. Bề mặt lưỡi được bao phủ bởi lớp màu trắng mỏng với nhiều gai nhỏ mịn, còn gọi là nhú, tập trung chủ yếu ở mặt trên và hai bên lưỡi. Số lượng các gai này có thể lên tới 5000, chứa đựng nhiều tế bào thần kinh giúp truyền tải thông tin nhanh chóng đến não.

Lưỡi không chỉ tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn mà còn cảm nhận vị giác, hỗ trợ quá trình nhai, nuốt và nhào trộn thức ăn với các enzym tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Nhờ có lưỡi, chúng ta có thể phân biệt được các vị như ngọt, chua, mặn, đắng, và umami, giúp bữa ăn trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, lưỡi đóng vai trò quan trọng trong chức năng ngôn ngữ của mỗi người. Việc phát âm và giao tiếp sẽ trở nên khó khăn nếu không có sự tham gia của lưỡi, vì nó giúp điều chỉnh âm thanh và hình thành các từ ngữ một cách chính xác.

Lưỡi không chỉ tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn mà còn cảm nhận vị giác, hỗ trợ quá trình nhai, nuốt
Lưỡi không chỉ tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn mà còn cảm nhận vị giác, hỗ trợ quá trình nhai, nuốt

Trong Y học cổ truyền, lưỡi được coi là công cụ để chẩn đoán bệnh, gọi là thiệt chẩn. Hình ảnh của lưỡi giúp thầy thuốc đánh giá tình trạng bệnh lý của tất cả các cơ quan, nội tạng trong cơ thể. Màu sắc, hình dạng, độ ẩm, và các dấu hiệu khác trên lưỡi có thể tiết lộ nhiều thông tin về sức khỏe tổng thể của một người. Ví dụ, lưỡi đỏ có thể chỉ ra nhiệt độc hoặc viêm nhiễm, lưỡi trắng nhợt có thể báo hiệu thiếu máu hoặc khí huyết hư, còn lưỡi vàng có thể liên quan đến các vấn đề về gan hoặc mật. Do đó, việc quan sát và phân tích lưỡi là một phần quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị trong y học cổ truyền.

Lưỡi tím là bệnh gì?

Nhiều người bệnh thắc mắc lưỡi tím là bệnh gì? Thì lưỡi tím có thể do huyết quản dưới niêm mạc lưỡi thiếu oxy nghiêm trọng hoặc tuần hoàn máu bị trở ngại. Tình trạng này thường gặp ở người bị viêm nhánh khí quản mạn tính, bệnh phổi, suy tim, xơ gan, và có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa, bệnh đường ruột, dạ dày. Một số người bình thường cũng có thể có lưỡi tím.

Nếu lưỡi tím lâu ngày, tình trạng này thường gặp trong các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản.

Đối với các thiếu nữ, nếu đầu lưỡi hoặc cạnh lưỡi có các đốm sắc tố hoặc lốm đốm những vết ứ đọng màu tím ngắt, đó có thể là biểu hiện của chứng kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng kinh.

Ngoài ta, lưỡi tím cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Kawasaki, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây viêm mạch máu, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi.

Lưỡi tím là bệnh gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều người
Lưỡi tím là bệnh gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều người

Một số bệnh liên quan đến lưỡi thường gặp

Hiện nay có một số bệnh thường gặp liên quan đến lưỡi như:

Viêm lưỡi

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, virus, và nấm, dẫn đến tình trạng viêm tại bề mặt lưỡi. Một số nguyên nhân khác bao gồm thiếu vitamin B, vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt, và các bệnh lý da như lichen phẳng, áp tơ miệng, giang mai, ung thư, cũng có thể gây viêm lưỡi. Triệu chứng bao gồm lưỡi đỏ hoặc nhợt nhạt, sưng to, xuất hiện mụn nước, nứt kẽ lưỡi, trơn nhẵn, có thể đau nhức hoặc không. Để điều trị, cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, bổ sung các loại vitamin, duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế thực phẩm cay nóng, và tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia.

Loét lưỡi Apthae

Biểu hiện bởi các vết loét ở mặt bụng hoặc chóp lưỡi, gây khó chịu và đau nhức, ảnh hưởng đến việc nhai và phát âm. Điều trị bằng các thuốc kháng viêm và giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Ung thư lưỡi

Thường gặp nhất là dạng ung thư tế bào vảy, có thể bắt đầu bằng dạng bạch sản hoặc không có triệu chứng gì đáng chú ý.

Bệnh nấm miệng

Nhiễm nấm Candida trong vùng khoang miệng thường biểu hiện bằng các mảng trắng đục giống như váng sữa trên bề mặt lưỡi và hai bên miệng. Điều trị thường phối hợp chế độ dinh dưỡng cân bằng, giữ vệ sinh răng miệng và dùng các thuốc kháng nấm theo liệu trình của bác sĩ.

Nấm miệng là một trong những bệnh thường gặp về lưỡi
Nấm miệng là một trong những bệnh thường gặp về lưỡi

Tình trạng lưỡi tím có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim, phổi, hoặc các vấn đề về tuần hoàn máu. Để bảo vệ sức khỏe, nếu bạn hoặc người thân gặp phải hiện tượng này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về câu hỏi "lưỡi tím là bệnh gì" và có thể nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin