Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có tới 80 triệu người trên thế giới gặp phải tình trạng hôi miệng. Hôi miệng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng đời sống cũng như khả năng giao tiếp, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp. Nếu cũng gặp phải tình trạng này, bạn đã biết cách làm cho hơi thở thơm mát hay chưa?
Việc giữ cho răng nướu khỏe mạnh, hơi thở thơm tho thực chất không quá khó khăn như bạn tưởng. Nếu chưa biết cách làm cho hơi thở thơm mát như thế nào, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Nguyên nhân chính khiến cho hơi thở có mùi hôi là do sự giải phóng của các hợp chất dễ bay hơi như sulphur trong khoang miệng. Một số yếu tố có thể gây ra sự bay hơi này như:
Hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng là do vi khuẩn kỵ khí phân giải protein gram âm gây ra. Các vùng ứ đọng trong khoang miệng như trên bề mặt lưỡi, túi nha chu hay các vùng nơi răng bị sâu, kẽ răng,... là nơi trú ngụ của những loại vi khuẩn này.
Các sản phẩm có chứa chất làm khô miệng như thuốc lá, rượu bia hay chứa lượng đường cao như sữa tươi, thực phẩm chứa protein,... là những nguyên nhân tạm thời có thể gây hôi miệng. Khi những thực phẩm này phân hủy trong miệng sẽ giải phóng các amino axit chứa nhiều hợp chất sulphur. Bên cạnh đó, hành tỏi cũng là những thực phẩm chứa sulphur cao. Chúng có thể đi xuyên qua lớp đường ruột rồi thấm vào trong máu, sau cùng là giải phóng vào phổi và bay hơi ra ngoài.
Riêng hút thuốc lá có thể làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong phổi và miệng. Niêm mạc miệng bị ảnh hưởng và khô sẽ làm cho miệng có mùi hôi nặng hơn. Ngoài ra, việc tiết ít nước bọt cũng làm cho miệng bị khô, gây ra hôi miệng tạm thời.
Một số bệnh lý khoang miệng có thể khiến cho hơi thở có mùi hôi như các bệnh viêm nha chu, viêm nướu, viêm quanh chân răng, viêm quanh implant, áp xe,... Ngoài ra, một số bệnh về tủy xương, viêm ổ răng khô, hoại tử xương hay các bệnh ác tính khác cũng làm tăng nguy cơ hôi miệng.
Tình trạng hôi miệng cũng có thể do các nguyên nhân khác như:
Bạn có thể tự kiểm tra tại nhà để biết bản thân có đang mắc phải chứng hôi miệng hay không theo 2 cách đơn giản sau đây:
Đối với việc hôi miệng do nguyên nhân bệnh lý, bạn phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa và điều trị dứt điểm căn bệnh khiến bạn hôi miệng. Đối với những nguyên nhân khác, có những cách khắc phục chứng hôi miệng như sau:
Các mảng bám còn tích tụ trong các kẽ răng là nơi thích hợp để vi khuẩn trú ngụ và gây ra một loạt các vấn đề về răng miệng, trong đó có hôi miệng. Chính vì thế, bạn nên chải răng thường xuyên, ít nhất 2 lần/ ngày kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng một cách tối ưu nhất có thể. Từ đó hạn chế mùi hôi khó chịu.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, việc chải răng quá nhiều cũng sẽ không tốt. Ngoài ra, hãy chú ý tới lực chải răng, chải răng quá mạnh sẽ làm mòn men răng, gây chảy máu chân răng và làm cho răng dễ bị sâu hơn. Hãy chọn cho mình loại bàn chải với sợi lông mềm và sau khoảng 2 đến 3 tháng thay bàn chải răng một lần, tránh khiến cho vi khuẩn có điều kiện để trú ngụ.
Sử dụng nước súc miệng mỗi ngày có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề hôi miệng tận gốc, loại bỏ vi khuẩn và tăng cường bảo vệ sức khỏe khoang miệng. Bạn có thể tự pha nước súc miệng hoặc lựa chọn sử dụng những loại nước súc miệng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi không chứa cồn. Tuy nhiên nếu sau khi sử dụng, miệng của bạn bị khô thì hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại nước súc miệng khác phù hợp hơn.
Bạn có biết lớp phủ hình thành trên lưỡi là môi trường lý tưởng của khoảng 80% các loại vi khuẩn tạo mùi sinh sống hay không? Vì thế, hãy hình thành cho mình thói quen cạo lưỡi thường xuyên để giúp cải thiện hơi thở hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng bàn chải răng thông thường để cạo lưỡi hoặc sử dụng cạo lưỡi chuyên dụng để làm sạch mảng bám nhanh chóng, hiệu quả.
Các thực phẩm có mùi cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Chính vì thế, trước những cuộc gặp gỡ, giao tiếp quan trọng, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có mùi. Ăn quá nhiều sẽ làm cho chất tạo mùi hôi đi sâu vào máu và việc vệ sinh răng miệng đúng cách đôi khi cũng không thể khắc phục được. Hãy thay thế các loại thực phẩm này bằng các loại hoa quả hay các thực phẩm giòn như cà rốt, cần tây,... Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm các thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, kim chi,... để đường ruột luôn khỏe mạnh.
Ngoài những cách làm cho hơi thở thơm mát được đề cập bên trên, bạn cũng nên bỏ hút thuốc lá, nhai kẹo cao su thơm miệng sau khi ăn, giữ cho khoang miệng ẩm bằng việc uống đủ nước hay đi thăm khám nha khoa định kỳ để tránh mắc phải tình trạng hôi miệng. Mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp cho bạn đọc có một sức khỏe răng miệng tốt, hơi thở không mùi khó chịu và luôn luôn tự tin trong giao tiếp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.