Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng máy bay là phương tiện di chuyển an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Tuy vậy, “Mang bầu mấy tháng không được đi máy bay?” vẫn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Di chuyển bằng máy bay đa phần an toàn đối với bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng cần cẩn trọng khi đi máy bay để tránh nguy cơ biến chứng thai kỳ cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy bầu mấy tháng không được đi máy bay?
Để trả lời cho câu hỏi “Bầu mấy tháng không được đi máy bay?”, hãy cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong suốt quá trình đi máy bay. Đồng thời, những nguy cơ bà bầu gặp phải khi di chuyển bằng máy bay là gì?
Khi đi máy bay, môi trường xung quanh sẽ thay đổi nhiều so với thông thường. Trong thời gian ngồi trên máy bay, bà bầu sẽ cần thích nghi được với thay đổi về áp suất và nhiệt độ. Điều này sẽ khiến cơ thể tăng huyết áp, tăng nhịp tim cũng như giảm khả năng hít thở không khí cung cấp cho cơ thể.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ hô hấp ở mẹ bầu gia tăng ngắn trong thời gian máy bay cất cánh và hạ cánh. Ngược lại, trong thời gian ngồi máy bay, nhịp độ hô hấp của phụ nữ mang thai sẽ không thay đổi nhiều. Đồng thời, nhịp tim của thai nhi cũng nằm trong giới hạn bình thường trong suốt quá trình bay.
Mặt khác, sự gia tăng về nhiệt độ và áp suất do thay đổi độ cao có thể khiến tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trở nên khó chịu hơn. Điều này có thể gây ra tình trạng nôn ói, mệt mỏi trong và sau quá trình bay. Sản phụ nên bổ sung nước thường xuyên trong chuyến bay, đồng thời sử dụng thuốc chống nôn nếu cần thiết.
Nhiều mẹ bầu nghi ngại rằng áp suất thay đổi trong cabin máy bay có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ có thể yên tâm vì mọi hãng hàng không đều phải đảm bảo áp suất trong cabin an toàn cho mọi hành khách. Vì vậy, đối với thai phụ khỏe mạnh, điều này sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào.
Mặt khác, với những chuyến bay kéo dài khiến mẹ bầu ngồi lâu cố định một chỗ có thể gây hiện tượng sưng phù chi dưới, hình thành huyết khối tĩnh mạch. Tuy chưa có nhiều bằng chứng về vấn đề này nhưng phụ nữ có thai khi đi những chuyến bay kéo dài nên chuẩn bị những phương án phòng ngừa phù chi dưới. Các biện pháp giúp lưu thông máu chi dưới cho bà bầu bao gồm:
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận, ngay với chuyến bay xuyên lục địa dài nhất khả năng phơi nhiễm bức xạ với người sẽ không quá 15% giới hạn trên cho phép. Bởi vậy, hiếm khi có sự phơi nhiễm phóng xạ cho thai nhi và bà bầu. Tuy nhiên, trước khi tham gia chuyến bay, phụ nữ có thai cần được phổ biến và tư vấn về vấn đề này.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần được phổ biến về độ an toàn của máy quét an ninh tại mỗi sân bay. Nhìn chung, những loại máy này tương đối an toàn, kể cả với phụ nữ đang mang thai.
Nguy cơ chấn thương trong quá trình đi máy bay chiếm một phần nguy cơ nhất định và không thể tính toán hay dự đoán trước. Chính vì vậy, hành khách nói chung hay phụ nữ có thai nói riêng cần sử dụng đai thắt an toàn theo hướng dẫn của phi hành đoàn. Khi cài đai thắt an toàn, cần thắt thấp dưới bụng và trên phần xương hông.
Hầu hết với các trường hợp, phụ nữ đang mang thai có thể đi máy bay, thời gian an toàn nhất để mẹ bầu đi máy bay là khoảng tam cá nguyệt thứ hai tức tuần thứ 14 đến tuần thứ 27. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng sau đây cần cẩn trọng khi đi máy bay:
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, hãng hàng không có quy định cụ thể với phụ nữ mang thai, cụ thể:
Bởi vậy, trước khi đi máy bay, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ về quy định vận chuyển của các hãng hàng không cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Từ đó, nhận được hướng dẫn và tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Đồng thời, trước mỗi chuyến bay, mẹ bầu nên tìm hiểu và chuẩn bị hành trang cần thiết.
Để duy trì nhịp tim và huyết áp ổn định trong suốt quá trình bay, cũng như ngăn ngừa tình trạng sưng phù chi dưới, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
Ngoài ra, mẹ bầu lưu ý một số điểm sau giúp thời gian tham gia chuyến bay sẽ thoải mái hơn:
Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Bầu mấy tháng không được đi máy bay?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ những thông tin cần thiết cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi đi máy bay. Đồng thời, chuẩn bị hành trang cần thiết giúp chuyến bay suôn sẻ, thoải mái và an toàn.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.