Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mắt bị vẩn đục dịch kích là tình trạng trong tầm mắt của người mắc bệnh có nhiều hình ảnh lơ lửng với nhiều hình dạng. Tuy là lành tính nhưng tình trạng này gây ra không ít những khó chịu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh. Bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này.
Mắt bị vẩn đục dịch kính xuất phát từ nguyên nhân nào? Triệu chứng ra sao và hướng điều trị vẩn đục dịch kính như thế nào? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp trong bản tin sức khỏe dưới đây.
Dịch kính có cấu tạo chủ yếu là các collagen sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau và nước là thành phần giúp lấp đầy các khoảng trống. Dịch kính trong suốt, nằm ngay trước võng mạc và ngay sau thuỷ tinh thể, chiếm đến 80% thể tích của nhãn cầu.
Dịch kính đảm nhận nhiệm vụ cho các tia sáng từ ngoài vào đáy mắt, cung cấp dưỡng chất cho võng mạc và thuỷ tinh thể, duy trì áp lực trong mắt để võng mạc không bị bong rách, từ đó giúp thấu kính tập trung hình ảnh rõ nét hơn trên võng mạc.
Vẩn đục dịch kính là tình trạng ngưng tụ hoặc lắng đọng trong dịch kính. Phần lắng đọng này nằm lơ lửng trong dịch kính khiến cho người bệnh thấy các hình ảnh trôi nổi trong mắt. Những hình ảnh này sẽ di chuyển theo động tác của mắt và thường có xu hướng rơi xuống vùng thấp nên khi nằm sẽ rõ hơn.
Vẩn đục dịch kính là tình trạng khá phổ biến và đa số các trường hợp mắc vẩn đục dịch kính đều không gây nguy cơ biến chứng cho mắt. Tuy nhiên, khi mắt bị vẩn đục dịch kính, người bệnh vẫn sẽ ít nhiều cảm thấy khó chịu, nhất là trong các trường hợp nặng, khi vẩn đục dịch kính di chuyển không ngừng trong thị trường. Trong một số trường hợp, vẩn đục dịch kính có thể khiến võng mạc bị bong rách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người mắc bệnh.
Tình trạng mắt bị vẩn đục dịch kính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng vẩn đục dịch kính có thể xuất phát từ tất cả các tổn thương từ bên ngoài đi vào dịch kính. Cụ thể:
Một số yếu tố được đánh giá làm tăng nguy cơ mắc vẩn đục dịch kính bao gồm:
Triệu chứng thường gặp của vẩn đục dịch kính có thể kể đến như:
Tầm nhìn của người bệnh xuất hiện các vết dạng hạt, dây hoặc chấm tròn, có màu đen hoặc xám như các vật chất trôi nổi. Đặc điểm của các vật trôi nổi này là:
Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như mắt bị chớp sáng, thị lực hình ống, giảm thị lực ngoại biên…
Dù hầu hết các trường hợp mắt bị vẩn đục dịch kính đều là lành tính song vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến tầm nhìn và gây khó chịu cho người bệnh. Vì thế, nhiều người khi mắc phải tình trạng bệnh này đều mong muốn tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và đặc biệt là không gây hại cho mắt.
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị nào là an toàn và hiệu quả cho tình trạng mắt bị vẩn đục dịch kính. Phương pháp phẫu thuật vẫn cần được cân nhắc bởi phương pháp này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho mắt cũng như sức khỏe.
Người bệnh có thể tập làm quen với ảnh hưởng của bệnh nếu như tình trạng vẩn đục dịch kính không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi mắt bị vẩn đục dịch kính ảnh hưởng nhiều đến thị lực, có nguy cơ gây ra các bệnh lý về mắt hay biến chứng, bác sĩ sẽ xem xét một số biện pháp can thiệp điều trị, chẳng hạn như:
Người bệnh có thể tập làm quen với ảnh hưởng của bệnh nếu tình trạng vẩn đục dịch kính không quá nghiêm trọng. Tình trạng này có ảnh hưởng nhiều tới thị lực, nguy cơ gây các bệnh về mắt và biến chứng, bác sĩ sẽ xem xét và cân nhắc một số phương pháp can thiệp điều trị như:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị khi mắt bị vẩn đục dịch kính. Có thể thấy rằng, tình trạng này không quá nguy hiểm song lại ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ vẩn đục dịch kính, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị nếu cần bạn nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.