Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chảy nước mắt sống do tắc lệ đạo phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này để có cách chăm sóc bé sao cho phù hợp.
Chảy nước mắt sống do tắc lệ đạo là tình trạng phổ biến ở trẻ. Hiểu rõ về nguyên nhân và cách điều trị chảy nước mắt sống sẽ giúp bạn chăm sóc bé đúng cách, ngăn chặn nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm khác.
Chảy nước mắt sống là tình trạng mà nước mắt chảy ra khỏi mắt mà không có nguyên nhân cụ thể. Chức năng chính của nước mắt trong cơ thể là duy trì độ ẩm và làm sạch bề mặt của nhãn cầu, giúp tăng cường khả năng nhìn của mắt.
Thông thường, nước mắt được sản xuất trong nhãn cầu và sau đó lưu thông về góc mắt, theo lệ đạo rồi chảy xuống mũi. Tuy nhiên, khi nước mắt không tuân theo đúng lệ đạo và chảy tràn ra ngoài mặt do sự tắc nghẽn của tuyến lệ, ta gọi đó là hiện tượng nước mắt chảy sống.
Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng thường thấy nhiều nhất ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi và người cao tuổi từ 60 trở lên. Nước mắt chảy sống có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 bên mắt.
Chảy nước mắt sống do tắc lệ đạo ở trẻ là là một bệnh về mắt xảy ra khi mắt của bé thường xuyên rơi nước mắt. Đôi khi, do nước mắt tiết ra quá nhiều, bạn có thể mắt bé luôn “đẫm lệ”. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do tắc lệ đạo.
Lệ đạo là một hệ thống ống thoát nước mắt, bắt đầu từ điểm lệ trong mi mắt và kết thúc ở khe mũi dưới. Nó bao gồm lỗ lệ, lệ quản, túi lệ và ống lệ mũi. Hệ thống này giúp dẫn nước mắt mới tạo ra từ gốc trong mắt, sau khi đã làm sạch và bôi trơn bề mặt của nhãn cầu, xuống mũi.
Khi lệ đạo bị tắc, nước mắt không thể dẫn lưu xuống mũi, gây chảy nước mắt nhiều. Nếu lệ đạo bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến viêm nhiễm và đau nhức.
Ở trẻ em, tắc lệ đạo có thể khiến nước mắt chảy ra cùng với nước mũi khi bé khóc và tắc có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào trong hệ thống lệ đạo. Khi bé chảy nước mắt sống do tắc lệ đạo, nước mắt sẽ không chảy xuống mũi đúng cách, tạo ra tình trạng chảy thường xuyên hoặc không đều. Nếu tình trạng kéo dài, nước mắt có thể ứ đọng, gây nhiễm trùng và viêm nhiễm túi lệ, đặc biệt khi áp dụng áp lực ở góc trong mắt.
Tắc nghẽn lệ đạo dẫn đến chảy nước mắt sống ở trẻ có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân bẩm sinh và những nguyên nhân khác.
Tắc lệ đạo bẩm sinh thường xuất hiện ở trẻ ngay sau khi chào đời, đặc biệt là ở trẻ sinh non. Quá trình lệ đạo hình thành trong bụng mẹ chưa hoàn chỉnh có thể dẫn đến tình trạng màng ngăn ở phần cuối của ống dẫn nước mắt không mở ra đúng cách, gây tắc lệ đạo gần hoặc trong khoảng thời gian bé mới sinh. Thường thì trường hợp này có thể tự khỏi khi bé lớn lên.
Tắc lệ đạo ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo không có nguyên nhân rõ ràng.
Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng giúp bố mẹ nhận biết trẻ đang bị chảy nước mắt sống nghi ngờ do tắc lệ đạo:
Khi bé mắc chứng chảy nước mắt sống do tắc lệ đạo, thường có những biểu hiện như sau:
Tắc nghẽn lệ đạo làm cho nước mắt không thể dẫn xuống mũi, gây ướt mắt, ướt mi và thậm chí có thể chảy xuống má. Những triệu chứng này thường xuất hiện ngay từ những ngày hoặc tuần đầu tiên sau khi bé sinh ra và mức độ nặng nhẹ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
Khi trẻ đối mặt với viêm đường hô hấp trên (như cảm lạnh hoặc nghẹt mũi) hoặc tiếp xúc với gió lạnh, triệu chứng có thể trở nên nặng hơn. Lúc đó, trẻ có thể chảy nước mắt và đổ ghèn nhiều hơn. Mí mắt có thể đỏ và sưng, đôi khi dính lại với nhau với ghèn vàng xanh do nhiễm trùng. Trẻ có thể thấy khó chịu, có thể có sốt, quấy khóc và thường xuyên đưa tay lên để dụi mắt.
Khi phát hiện bé chảy nước mắt sống do tắc lệ đạo, cha mẹ cần đưa bé đến chuyên khoa mắt để có phác đồ điều trị phù hợp. Đối với trẻ tắc lệ đạo bẩm sinh, có thể áp dụng day ấn vùng góc mắt kết hợp với kháng sinh nhỏ mắt và uống.
Nếu tình trạng không cải thiện, bơm rửa và thông lệ đạo là lựa chọn tiếp theo. Trong trường hợp tắc lệ đạo nghiêm trọng, cần phẫu thuật túi lệ để tạo đường dẫn mới từ mắt xuống mũi, giải quyết triệt để triệu chứng và ngăn chặn nhiễm trùng. Ngoài ra, có một số trường hợp không thể mổ tạo đường thông nước mắt, việc cắt túi lệ có thể là lựa chọn để loại bỏ nguy cơ viêm nhiễm, mặc dù bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng chảy nước mắt suốt đời.
Trên đây là những thông tin cần biết về chảy nước mắt sống do tắc lệ đạo. Từ những thông tin của Nhà thuốc Long Châu, bố mẹ nên chú ý quan sát bé và phát hiện kịp thời các triệu chứng bất thường, đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để có cách xử trí phù hợp.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.