Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa mẹ có tầm quan trọng rất lớn với sự phát triển của con, vì vậy hẳn nhiều mẹ đều sẽ lo lắng nếu bị mất sữa. Không ít mẹ bỉm sữa băn khoăn liệu mất sữa 4 tháng có kích lại được không? Cách kích lại sữa như thế nào cho hiệu quả và nhanh chóng nhất?
Tình trạng mất sữa quá lâu sẽ khiến cho sức khỏe của mẹ ngày càng yếu đi, ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Hãy cùng tìm câu trả lời cho việc mất sữa 4 tháng có kích lại được không và có những cách nào để nhanh chóng kích sữa trở lại cho mẹ nhé.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bị mất sữa sau sinh và trong khi cho con bú, điển hình là mất sữa đến 4 tháng. Bị mất sữa trong thời gian dài khiến các mẹ lo lắng con không đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ để phát triển. Vì vậy nhiều người rất quan tâm đến việc mất sữa 4 tháng có kích lại được không. Nhưng trước khi giải đáp vấn đề này ta cần hiểu rõ những lý do khiến mẹ bị mất sữa.
Ở một số phụ nữ, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến ngực và các mô tuyến ở ngực phát triển không như bình thường và có thể không có đủ ống dẫn sữa để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ống dẫn sữa còn có thể bị ảnh hưởng do tiền sử phẫu thuật ở ngực, kể cả việc xỏ khuyên núm vú.
Mức độ ảnh hưởng của các loại phẫu thuật ngực đối với việc sản xuất sữa cho con bú cũng khác nhau. Điều này còn tùy vào cách thức thực hiện phẫu thuật, khoảng thời gian từ thời điểm đó đến khi sinh con hoặc có biến chứng, sẹo nào ở ngực hay không.
Việc tạo sữa phụ thuộc vào các tín hiệu nội tiết gửi đến ngực. Vì vậy nếu mẹ gặp phải các vấn đề về nội tiết hay hội chứng đa nang buồng trứng, cường giáp, tiểu đường, tăng huyết áp thì sẽ dễ bị mất sữa. Ngoài ra, trường hợp mẹ uống thuốc tránh thai hay sử dụng các hình thức can thiệp vào nội tiết, đối với một số người đều sẽ khiến lượng sữa bị giảm, tắc sữa hoặc mất sữa.
Một số loại thuốc như kháng sinh hay thuốc trị cảm cúm có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hai hormone prolactin và oxytocin. Điều này sẽ khiến lượng sữa của mẹ bị giảm xuống và dẫn đến mất sữa sau 4 tháng sinh con. Đây có thể là do trong thời kỳ mang thai mẹ bầu mắc một số bệnh như cảm cúm hay trường hợp bắt buộc cần dùng đến thuốc điều trị, kháng sinh…
Ngoài ra một số loại thảo mộc cũng ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Chẳng hạn như lượng lớn cây xô thơm, bạc hà hay mùi tây cũng gây ảnh hưởng đến sữa.
Việc sử dụng thuốc lá, bia rượu, cồn hay các chất kích thích thần kinh, caffeine sẽ khiến mẹ nhanh chóng mất sữa. Ngoài ra, sử dụng những chất kích thích như thế dù đối với những mẹ không bị mất sữa thì chất lượng sữa tạo ra cũng không được tốt.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của mẹ có vấn đề cũng sẽ khiến mẹ bị mất sữa.
Ngoài các vấn đề ở cơ thể của người mẹ, nguyên nhân thậm chí có thể đến từ bên ngoài như do trẻ không biết cách ngậm bú. Chẳng hạn trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi, tức là màng mỏng ở đáy miệng của bé giữ chặt lưỡi khiến cho bé không thể bú sữa đúng cách.
Con bú sai khớp ngậm dẫn đến lượng bú ít, bú không hiệu quả cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho mẹ bị mất sữa. Thêm vào đó, nếu không hoặc ít khi cho con bú qua đêm có thể dẫn đến vấn đề thay đổi lượng sữa dự trữ trong ngực mẹ giữa các cữ bú của con và theo đó nguồn sữa bắt đầu giảm.
Việc không cho trẻ bú thường xuyên cũng sẽ khiến cho mẹ bị mất sữa. Bởi vì tốc độ tạo ra sữa ở ngực mẹ phụ thuộc vào mức độ rỗng sữa của bầu ngực. Khi không cho con bú thường xuyên để làm cạn sữa thì quá trình sản xuất sữa mẹ bị chậm lại và dễ dàng dẫn đến mất sữa. Cuối cùng, việc mẹ bổ sung sữa công thức quá sớm, bé sẽ ăn ít hơn và dẫn đến ngực sẽ sản xuất ra ít sữa hơn.
Để giải đáp cho thắc mắc của nhiều người rằng mất sữa 4 tháng có kích lại được không thì câu trả lời là vẫn có thể kích sữa về. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi mẹ cần phải thực sự kiên nhẫn và tiêu tốn nhiều thời gian để tập cho bé bú trở lại. Có khi phải đến vài tuần mới có thể kích sữa trở lại, nhưng nếu muốn kích sữa lại sau khi mất sữa thì bạn đừng bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
Tình trạng mất sữa có nhiều mức độ ở mỗi người, có nặng, nhẹ tùy người. Nên đối với các mẹ không đủ sữa cho con bú hoặc mất sữa hoàn toàn thì có thể bổ sung hoặc thay thế bữa ăn chính của bé bằng loại sữa công thức có chứa sữa non. Bên cạnh quá trình kích sữa thì mẹ nên có phương pháp thay thế tạm thời để em bé hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần có.
Mất sữa 4 tháng có kích lại được không là nỗi lo lắng của nhiều bà mẹ khi gặp phải tình trạng này. Điều mẹ cần làm là giữ bình tĩnh và kiên nhẫn thực hiện những biện pháp kích sữa và tập cho trẻ bú thường xuyên. Sau đây sẽ là một số cách kích sữa sau mất sữa 4 tháng mẹ có thể tham khảo:
Cách đơn giản, nhanh chóng và tự nhiên nhất để kích sữa mẹ là cho trẻ bú mẹ thường xuyên, ít nhất từ 8 - 12 lần mỗi ngày. Nếu trẻ gặp khó khăn khi ngậm ti mẹ thì mẹ hãy xem lại cách cho trẻ bú hay tư thế cho con bú đã đúng chưa. Ngoài ra bạn nên cho con bú cả hai bên ngực trong mỗi lần bú và ít nhất 2 - 3 giờ mỗi lần để kích sữa từ cả hai bên.
Nén ngực cũng giúp sữa mẹ chảy tốt hơn và khuyến khích cho con bú mẹ. Trong trường hợp khi dòng sữa tiết ra chậm lại và em bé không còn bú được thì việc ép ngực có thể giúp tiết nhiều sữa ra hơn. Lưu ý mẹ không nên nén ngực khi trẻ đang tích cực bú mẹ. Bên cạnh đó mẹ nên tránh dùng núm vú nhân tạo cho con. Hãy để núm vú mẹ là lựa chọn đầu tiên để tránh gây nhầm lẫn núm vú và em bé không thể bú tốt.
Nếu trẻ không thích hoặc không thể bú ti mẹ trở lại thì bạn có thể lựa chọn kích sữa bằng máy hút sữa. Nên sử dụng máy bơm đôi với tần suất khoảng 8 - 12 lần mỗi ngày là hợp lý. Bạn hãy lưu ý chọn kích thước phễu hút vừa vặn với ngực mình và giữ tâm thế bình tĩnh, thư thái, tránh căng thẳng khi dùng hút sữa.
Trước khi tiến hành hút sữa, bạn hãy kích thích phản xạ tiết sữa trước. Trong quá trình hút sữa, bạn có thể kết hợp xoa bóp ngực theo góc phần tư khi máy đang hút. Không nên sử dụng lực hút cao nếu không cần thiết và hãy điều chỉnh sao cho bạn không cảm thấy đau. Cuối cùng khi lượng sữa ít dần và cạn trong bầu ngực thì bạn nên dừng hút nhé.
Để kích lại sữa về, bản thân cơ thể mẹ phải được chăm sóc khỏe mạnh và được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Để có nguồn sữa chất lượng thì bạn cần phải hấp thụ đủ dinh dưỡng cho mình. Một số loại thực phẩm có thể giúp ích trong quá trình kích lại sữa và tăng nguồn sữa bao gồm lúa mạch, yến mạch, các loại ngũ nguyên hạt hoặc các loại trái cây khác như đu đủ, mơ...
Chế độ ngủ nghỉ cũng ảnh hưởng nhiều đến nguồn sữa. Vì vậy bạn nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và giữ tinh thần thoải mái, thư thái nhất có thể. Đừng nên quá lo lắng và áp lực về việc kích sữa mà hãy kiên nhẫn từng ngày thì mới có thể kích lại sữa thành công.
Một số loại thuốc có tác dụng làm tăng mức hormone prolactin giúp tăng khả năng tạo sữa sẽ có tác dụng trong việc kích lại sữa cho mẹ bị mất sữa. Những loại thuốc này được kê đơn và được giám sát, theo dõi bởi bác sĩ trong quá trình mẹ sử dụng. Tuy nhiên, thuốc cũng sẽ có tác dụng phụ, vì vậy đừng nên tự ý mua về sử dụng mà không có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhé.
Một giải pháp khác an toàn hơn là bạn có thể thử sử dụng thảo dược để giúp kích lại sữa. Hiện không có nhiều nghiên cứu chính thức về việc thảo dược có giúp tăng nguồn sữa mẹ hay không. Nhưng theo khảo sát thì nhiều người cho biết họ có phản ứng tích cực với liệu pháp dùng thảo dược hoặc sản phẩm từ thảo dược như cao chè vằng lợi sữa Lava.
Sản phẩm được sản xuất dựa vào kinh nghiệm dân gian lâu đời kết hợp với công nghệ chiết xuất hiện đại, mang đến cho người dùng tác dụng kích thích tuyến sữa, giúp lợi sữa. Được bào chế từ các thành phần thiên nhiên, sản phẩm tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có lời giải đáp cho nỗi lo lắng mất sữa 4 tháng có kích lại được không và cung cấp những biện pháp hữu ích để giúp bạn kích lại sữa nhé. Hãy nhớ rằng việc này đòi hỏi sự kiên trì và đừng bỏ cuộc khi gặp khó khăn bởi kích lại sữa sau khi mất sữa cần khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, đừng quên giữ tinh thần thoải mái và tránh lo âu để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.