Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Máy đo loãng xương là gì? Quy trình các bước đo loãng xương bằng máy

Ngày 29/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Để thực hiện đo loãng xương, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng máy đo loãng xương. Vậy, máy đo loãng xương là gì và quy trình các bước đo loãng xương bằng máy như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Việc phát hiện loãng xương ở giai đoạn đầu là một thách thức đối với các chuyên gia y tế do triệu chứng ban đầu thường rất không rõ ràng. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ gãy xương, biến dạng xương sẽ tăng cao, gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin về máy đo loãng xương và quy trình đo loãng xương. Bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Máy đo loãng xương là gì?

Đo độ loãng xương là một phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán và đánh giá rủi ro loãng xương. Để thực hiện việc này, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng máy đo loãng xương.

Hiện tại có hai loại máy đo loãng xương phổ biến đó là:

  • Máy đo trung tâm: Đây là các thiết bị lớn, thường được sử dụng tại các phòng khám hoặc bệnh viện. Máy đo loãng xương trung tâm chủ yếu đo độ đậm của xương trục như cột sống và xương chậu. Quá trình đo thường diễn ra khi người bệnh nằm nằm trên một chiếc giường và máy đo di chuyển qua cơ thể để ghi lại dữ liệu.
  • Máy đo ngoại biên: Đây là thiết bị nhỏ gọn hơn và có thể di chuyển được. Thường được sử dụng để đo độ đậm của xương ở các vị trí ngoại vi như cổ tay, gót chân hoặc ngón tay. Máy đo loãng xương ngoại biên thường được sử dụng trong các phòng khám chuyên khoa hoặc tại các cơ sở y tế nhỏ.

Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng máy đo loãng xương để kiểm tra độ loãng xương trong các trường hợp sau:

  • Có nguy cơ cao về loãng xương.
  • Giảm chiều cao do gãy đốt sống.
  • Gãy xương sau tai nạn nhẹ hoặc té ngã.
  • Sử dụng corticosteroid trong thời gian dài (3 tháng trở lên).
  • Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 1 năm trước khi mãn kinh.
  • Mãn kinh sớm (dưới 45 tuổi).
  • Có các bệnh lý liên quan đến loãng xương như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lý đại tràng.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) nhỏ hơn 19 (nếu bạn rất nhẹ cân).
  • Có tiền sử gia đình về gãy xương ở vùng chậu.

Việc đo độ loãng xương bằng máy đo loãng xương đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và quản lý sức khỏe xương, đặc biệt là ở nhóm người có nguy cơ cao về loãng xương.

Máy đo loãng xương là gì? Quy trình các bước đo loãng xương bằng máy 1
Máy đo loãng xương giúp đánh giá mức độ loãng xương cho người bệnh

Có nên dùng máy đo loãng xương không?

Đánh giá mật độ xương thông qua việc sử dụng máy đo loãng xương ở các vị trí như cột sống thắt lưng, cổ xương đùi hoặc cổ tay là một phương pháp không chỉ không gây đau mà còn nhanh chóng và chính xác. Quy trình này thường chỉ mất khoảng 20 phút để hoàn thành, đem lại dữ liệu quan trọng cho việc chẩn đoán và đánh giá tình trạng xương của bệnh nhân.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của từng trường hợp, các bác sĩ có thể lựa chọn loại máy đo loãng xương phù hợp nhất. Một trong những lựa chọn phổ biến là máy đo loãng xương toàn thân bằng tia X, một công nghệ tiên tiến được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế. Máy đo loãng xương này thường được đặt tại các phòng khám bệnh viện, nơi có khả năng cung cấp kết quả chính xác và đáng tin cậy trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, một số cơ sở y tế cũng đã đầu tư vào các loại máy đo loãng xương gót chân. Đây là những thiết bị nhỏ gọn, dễ sử dụng và không gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, đáng lưu ý rằng máy đo loãng xương gót chân không thể cung cấp thông tin mật độ xương chính xác như máy đo toàn thân, do đó chúng thường được sử dụng như một phương tiện chẩn đoán phụ trợ.

Máy đo loãng xương là gì? Quy trình các bước đo loãng xương bằng máy 2
Bệnh nhân được chỉ định máy đo loãng xương phù hợp với tình trạng sức khỏe

Quy trình các bước thực hiện đo loãng xương bằng máy

Để thực hiện đo loãng xương bằng máy đo loãng xương, bệnh nhân sẽ được đặt nằm ngửa trên một chiếc bàn, họ sẽ được hướng dẫn để giữ vững tư thế yên lặng trong suốt quá trình kiểm tra.

Trong quá trình này, một đầu dò tia X hay còn được gọi là bộ cảm biến tia X, sẽ được đặt trên khu vực cần đo độ đậm của xương. Máy X quang sẽ phát ra tia X hướng về phía đầu dò, và sau đó, tia X sẽ đi xuyên qua cơ thể của bệnh nhân để tạo ra hình ảnh của khu vực xương được quan tâm. Thông thường, các vùng xương mà thường được đo bao gồm cột sống, xương vùng chậu và xương cổ tay, vì đây là những vùng xương dễ bị loãng và gãy nhất.

Thời gian thực hiện kỹ thuật đo loãng xương thường dao động từ 10 đến 20 phút, tùy thuộc vào phần xương được đo và loại thiết bị sử dụng. Sau khi kết thúc quá trình đo, dữ liệu sẽ được phân tích để đưa ra kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân.

Máy đo loãng xương là gì? Quy trình các bước đo loãng xương bằng máy 3
Người bệnh cần thực hiện đúng quy trình đo loãng xương bằng máy

Đánh giá kết quả của máy đo loãng xương

Đánh giá kết quả của quá trình đo độ loãng xương là một phần quan trọng trong quá trình đo loãng xương. Kỹ thuật đo loãng xương thường được thực hiện một cách nhanh chóng và gần như không gây đau đớn. Thông thường, kỹ thuật này được thực hiện khoảng 2 năm một lần để theo dõi sự thay đổi trong mật độ xương của bệnh nhân, liệu có tăng lên hay giảm đi. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc steroid, việc theo dõi có thể cần được thực hiện mỗi 6 tháng một lần.

Sau khi thực hiện quá trình đo loãng xương bằng máy đo loãng xương, kết quả sẽ được chuyển đến bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để phân tích. Bác sĩ sẽ dựa trên thông tin từ các hình ảnh để đưa ra đánh giá về tình trạng xương của bệnh nhân và gửi thông tin này đến bác sĩ điều trị chính của họ.

Kết quả của quá trình đo loãng xương thường bao gồm hai thông số chính:

  • T score: Thông số này đánh giá mức độ loãng xương bằng cách so sánh với lượng xương của người trưởng thành cùng giới tính. Khi T score lớn hơn hoặc bằng -1,1 thì được coi là bình thường. Khoảng điểm từ -1,1 đến -2,4 thường chỉ ra mức độ giảm mật độ xương nhẹ. Khi T score nhỏ hơn -2,5 thì có nguy cơ loãng xương. T score thường được sử dụng để đánh giá nguy cơ gãy xương và quyết định về phương pháp điều trị, đặc biệt đối với những người trên 50 tuổi.
  • Z score: Thông số này so sánh lượng xương với nhóm tuổi và giới tính tương tự nhau. Thường áp dụng đối với những người dưới 50 tuổi.
Máy đo loãng xương là gì? Quy trình các bước đo loãng xương bằng máy 4
Quá trình đọc kết quả đo loãng xương cần thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ thông tin cần thiết về máy đo loãng xương và quy trình đo mật độ xương bằng máy. Hy vọng những kiến thức này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp đo loãng xương và quan trọng hơn là có biện pháp duy trì sức khỏe xương tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm