Mẹ bầu bị bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?
Ngày 12/05/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Phụ nữ mang thai sẽ gặp nhiều thay đổi của cơ thể trong thai kỳ. Một trong những vấn đề khiến mẹ băn khoăn chính là bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu. Liệu điều này có gây nên nguy hiểm gì hay không? Tình trạng bụng cồn cào có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé?
Ở lần mang thai đầu tiên, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy hết sức lo lắng khi cơ thể có những triệu chứng bất thường, chẳng hạn như mệt mỏi, khó chịu, bụng hay cồn cào. Để giúp các mẹ yên tâm, bài viết này sẽ mang đến thông tin về hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu và bí quyết để thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình mang thai.
Mẹ bầu bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?
Bụng cồn cào, phát ra những tiếng ùng ục to hoặc nho nhỏ như tiếng nước chảy trong đường ống rỗng, tiếng nước đun sôi là một hiện tượng khá phổ biến. Nguyên nhân của âm thanh này là do ruột non và ruột già tạo ra trong quá trình co bóp, tiêu hóa thức ăn.
Hiện tượng sôi bụng thường xảy ra ở các mẹ bầu và khiến các mẹ rất lo lắng. Nếu đây là hiện tượng sinh lý bình thường thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu không phải hiện tượng sinh lý thì hiện tượng sôi bụng cảnh báo hệ tiêu hóa của mẹ đang gặp một số vấn đề như viêm đại tràng, nhiễm khuẩn, đại tràng co thắt…
Do đó, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai nên chú ý những thay đổi trên cơ thể mình. Mẹ hãy đến gặp chuyên gia y tế, bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời trong trường hợp bụng mẹ sôi liên tục, kéo dài đi kèm cảm giác đau, khó chịu, chướng bụng, tiêu chảy, đại tiện ngay sau khi ăn, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn cùng những dấu hiệu bất thường khác.
Vì sao mẹ bị bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu?
Có nhiều nguyên nhân được lý giải cho tình trạng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu bao gồm:
Mẹ bị đói và ngửi thấy mùi thực phẩm hấp dẫn: Não bộ sẽ được tác động, phát ra tín hiệu tăng nhu động ở ruột, tăng tiết dịch tiêu hóa dẫn đến bụng cồn cào, thèm ăn, tăng tiết nước bọt.
Thức ăn quá bổ dưỡng, thức ăn mới lạ: Cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng với chế độ ăn hoặc món ăn đó dẫn đến khó tiêu, đường ruột bị tích khi gây sôi bụng.
Cơ thể mẹ bầu thiếu enzyme lactase: Mẹ bầu khi uống sữa sẽ bị sôi bụng. Những mẹ mắc bệnh này thường bị sôi bụng và tiêu chảy sau khi ăn từ 30 phút đến 2h.
Ăn quá nhanh: Việc ăn quá nhanh khiến mẹ bầu nuốt phải không khí, khí tích tụ trong dạ dày sẽ gây ra tiếng kêu ùng ục.
Tâm lý lo âu, căng thẳng: Hệ tiêu hóa sẽ bị stress gây ra những co bóp bất thường, tạo ra tiếng bụng cồn cào cùng tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột: Lợi khuẩn thiết hụt do thực phẩm hàng ngày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh, quá trình tiêu hóa khó khăn.
Bệnh lý liên quan đến đại tràng, dạ dày, rối loạn tiêu hóa: Mẹ sẽ gặp hiện tượng bụng cồn cào kèm các triệu chứng như đau dọc theo khung đại tràng, đau vùng thượng vị, đại tiện bất thường, buồn nôn, ăn không ngon…
Phương pháp khắc phục bụng cồn cào cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Nếu sôi bụng gây ra do sinh lý, thai phụ có thể áp dụng một số cách sau:
Ăn nhẹ với cháo hoặc bánh mì: Mẹ không nên ăn quá no, khi ăn cần nhai chậm, nhai kỹ để hạn chế tối đa lượng không khí nuốt vào bụng, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Sau khi ăn, mẹ hãy vận động nhẹ nhàng để tiêu hóa tốt.
Uống nước gừng tươi cùng mật ong, nước cốt chanh: Củ gừng có chứa thành phần zingeron, shogaol tác dụng chống co thắt, chống nôn, ngừa viêm loét dạ dày, cải thiện chướng hơi, đầy bụng, kích thích quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu. Đây là những nguyên nhân khiến bụng mẹ bị cồn cào.
Uống nước gạo rang: Loại nước này sẽ hỗ trợ điều trị vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, sôi bụng, vi khuẩn HP dạ dày, tiêu chảy… hiệu quả. Một phần tinh bột trong gạo sau khi rang bị phá hủy tạo thành than hoạt tính. Khi hấp thu vào cơ thể, phần than hoạt tính này sẽ hấp thụ vi khuẩn lạ cùng chất độc hại trong niêm mạc ruột, sau đó bài tiết ra ngoài.
Biện pháp phòng tránh bụng cồn cào cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Để phòng ngừa tình trạng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ hãy chú ý xây dựng thói quen ăn uống và lối sống sinh hoạt của mình sao cho lành mạnh. Để ngăn ngừa hiện tượng sôi bụng quay lại, mẹ hãy tham khảo một số cách sau:
Uống nhiều nước: Nước sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm đầy dạ dày và giúp giảm bớt hiện tượng bụng cồn cào. Mỗi ngày, mẹ cần uống 2 - 3l nước, chia thành nhiều lần. Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống thêm nước ép hoa quả, nước canh, sữa… Không nên uống nước ngọt, nước có chứa chất kích thích, caffeine…
Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa.
Ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, khoai lang, ngũ cốc, trái cây, rau xanh… để hệ tiêu hóa bớt gánh nặng, giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Mẹ nên ăn với lượng vừa phải, đa dạng thực phẩm.
Nhai chậm, nuốt kỹ: Mẹ cần lưu ý điều này cho mỗi bữa ăn để hạn chế lượng không khí nuốt vào bụng, giảm gánh nặng cho dạ dày và ruột, hỗ trợ thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
Chú ý tình trạng cơ địa và những món ăn không phù hợp, dễ gây dị ứng: Một số mẹ bầu bị thiếu hụt enzyme, không dung nạp lactose có nguy cơ bụng cồn cào, tiêu chảy sau khi uống sữa. Các món ăn mới lạ cũng có thể kích thích đường tiêu hóa làm mẹ dễ sôi bụng, tiêu chảy. Vì thế, mẹ nên ăn từng chút một để cơ thể có thời gian làm quen, thích nghi với món ăn và chế độ ăn mới.
Vận động nhẹ nhàng: Sau bữa ăn 30 phút, mẹ hãy đi bộ chậm rãi để hỗ trợ thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm sôi bụng, đầy bụng, khó tiêu.
Mong rằng những chia sẻ trên từ nhà thuốc Long Châu đã giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu thực hiện những biện pháp trên mà vẫn không cảm thấy đỡ hơn, mẹ hãy đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.